Home / Cây lương thực / Trồng sắn

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Sắn KM94

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Sắn KM94
Publish date: Wednesday. October 30th, 2013

KM94 là giống đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều địa phương. KM94 có nguồn gốc từ tập đoàn giống nhập nội CIAT/Thái Lan, thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không phân nhánh. Năng suất củ tươi đạt 30- 40 tấn/ha, tỷ lệ chất khô trong sắn cao 39- 40%, hàm lượng tinh bột 29- 30%. Sắn KM94 rất dễ trồng, thời gian sinh trưởng trung bình (7- 12 tháng sau trồng đã có thể thu hoạch)

Một trong những giống sắn có nhiều triển vọng khác đang trong quá trình khảo nghiệm hiện nay là giống KM98- 7. Đây là giống sắn đa dụng vừa có thể sử dụng ăn tươi, vừa dùng vào chế biến thành tinh bột. Ưu điểm nổi bật của KM98- 7 là tính chịu hạn cao, điều này rất phù hợp với khí hậu tại miền núi phía Bắc thường hay rơi vào tình trạng khô hạn kéo dài. KM98- 7 có dạng cây đẹp, cao, màu nâu, lá nhỏ, thích hợp với đất đồi sỏi đá. Thời gian thu hoạch sắn tương đối ngắn (7- 8 tháng sau trồng), nhưng năng suất, chất lượng củ vẫn tương đương KM94...

Bạn có thể liên hệ mua sắn qua địa chỉ sau:


Trung tâm nghiên cứu cây có củ (Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam)Quy trình trồng sắn: Các giống sắn chủ lực hiện nay là KM94, KM60, KM95-3 và các giống sắn địa phương.
Chuẩn bị hom: Cây giống 8-10 tháng tuổi, được lấy từ những vườn giống sạch bệnh. Giống được bảo quản nơi râm mát khoảng 3 tháng sau thu hoạch, chiều dài hom trồng khoảng 20cm có 5-7 mắt. Khi chặt tránh để dập nát.Thời vụ trồng: Ở tỉnh Cao Bằng trồng trong tháng 3 là tốt nhất.


Chuẩn bị đất: Đất được dọn sạch cỏ, cày sâu 20-25cm, bừa 2 lượt, trồng bằng hoặc lên luống tuỳ điều kiện canh tác của vùng. Đất có độ dốc cao nên cuốc hốc trồng trực tiếp theo đường đồng mức có các băng cốt khí, vỏ vertiver... để chống xói mòn.Phương pháp trồng:
Trồng đứng cây ở những nơi đất xốp, hàm lượng sét ít, những nơi gió mạnh. Trồng xiên và nằm ngang ở những nơi đất thịt, hàm lượng sét cao.

Khoảng cách và mật độ trồng
- Nếu đất tốt: khoảng cách trồng 1x1m (10.000 cây/ha).- Đất trung bình: 1x0,8m (12.500 cây/ha).
- Đất xấu: trồng dày hơn.

Bón phân: Do đất trồng sắn (ở miền Bắc) hầu hết đều là đất nghèo dinh dưỡng và ít được cung cấp phân bón, vì vậy cần phải tăng cường bón phân.
- Phân chuồng 5-10 tấn/ha; đạm 160kg/ha; lân 200kg/ha; kali 160kg/ha, tương đương 5-6kg đạm + 8kg lân+ 5- 6kg kali/sào.- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 50% lượng đạm; bón thúc lần 1 (sau trồng 40-50 ngày) 50% lượng đạm và 50% kali; bón thúc lần 2 (sau trồng 90 ngày) bón 50% lượng kali còn lại.


Cách trồng: Trồng xen với mục đích để bồi dưỡng đất và tăng thu nhập, nên trồng xen với lạc và các cây họ đậu. Có thể trồng xen 2 hàng lạc giữa 2 hàng sắn. Khoảng cách xen 0,4x0,15x(1-2 cây)/hốc.

Chăm sóc: Làm cỏ kịp thời 2 lần kết hợp với vun luống, kết hợp vào 2 thời kỳ bón phân.


Thu hoạch: Thời gian thu hoạch sắn thích hợp khoảng 7-11 tháng sau trồng. Thu hoạch xong cần được chế biến ngay, tránh phơi nắng lâu ngoài đồng sẽ làm giảm chất lượng bột.


Related news

Xử lý, phòng ngừa bệnh khảm lá mì Xử lý, phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Mì là một trong những loại cây trồng “giảm nghèo” của nông dân Bình Thuận. Tuy nhiên, từ đầu tháng 8/2018, bệnh khảm lá mì

Thursday. December 6th, 2018
Phòng trừ bệnh chổi rồng hại sắn Phòng trừ bệnh chổi rồng hại sắn

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh chổi rồng trên cây sắn, vì vậy công tác phòng bệnh là chính.

Thursday. December 13th, 2018
Bệnh virus khảm lá sắn Bệnh virus khảm lá sắn

Đây là đối tượng dịch hại mới và lần đầu tiên xuất hiện gây hại ở nước ta. Tác nhân gây bệnh do virus – tên khoa học: Sri Lanka Cassava Mosaic Virus.

Friday. January 11th, 2019
Kỹ thuật bón phân cho cây khoai mì Kỹ thuật bón phân cho cây khoai mì

Cây khoai mì còn có tên gọi khác là cây sắn. Khoai mì không kén đất, song đất thích hợp là loại đất nhẹ tơi xốp và thoát nước tốt, pH 4,5-7,5.

Monday. January 14th, 2019
Tiến bộ kỹ thuật mới: Sử dụng ong ký sinh (Anagyrus lopezi) để quản lý rệp sáp bột hồng Tiến bộ kỹ thuật mới: Sử dụng ong ký sinh (Anagyrus lopezi) để quản lý rệp sáp bột hồng

Tiến bộ kỹ thuật mới: Sử dụng ong ký sinh (Anagyrus lopezi) để quản lý rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihot) hại sắn (Manihot esculenta Crantz)

Tuesday. January 15th, 2019