Phòng Và Trị Bệnh Cho Lươn
Các nguyên nhân phát sinh bệnh trên lươn:
Con giống yếu, có sẵn mầm bệnh, bị xây xát trong quá trình vận chuyển.Nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Môi trường nước ô nhiễm do mầm bệnh, ký sinh trùng, hoặc dư thừa thức ăn.Cho lươn ăn thức ăn ôi thiu.
Nuôi mật độ dày.Theo Việt Linh, nên định kỳ thay nước trong bể, quản lý tốt và tránh dư thừa thức ăn là các yếu tố quan trọng nhất mà người nuôi lươn cần chú ý.
Bệnh sốt nóng
Triệu chứng: Nhiệt độ nước tăng lên, nước nhớt do lương tiết dịch nhờn. Lươn quấn vào nhau, đầu sưng phồng, chết hang loạt.
Nguyên nhân chính: Do mật độ dày, oxy hòa tan thấp, thức ăn thừa làm môi trường ô nhiễm.
Phòng và xử lý, điều trị: Giảm mật độ nuôi, san lươn sang bể khác, thay nước, thêm nước mát vào bể, nâng cao mực nước trong bể, thả bèo, che mát, thả cá trê để ăn thức ăn thừa. Phun dung dịch phèn xanh (sulphate đồng) 0,07%, 5ml/m3 nước. Vớt lươn chết khỏi ao, thay nước, thay đất nếu ô nhiễm nặng.
Bệnh tuyến trùng
Triệu chứng: lươn yếu, nếu ký sinh nhiều sẽ làm hậu môn sưng đỏ, chết từ từ.
Nguyên nhân chính: Do ký sinh trùng đường ruột gây ra. Tuyến trùng có màu trắng, dài khoảng 1cm, đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ.
Phòng và xử lý, điều trị: Thay nước. Dùng thuốc trị ký sinh trùng chuyên dùng. Vớt lươn chết khỏi ao, thay nước, thay đất nếu ô nhiễm nặng.
Bệnh lở loét
Triệu chứng: mình lươn xuất hiện nhiều lở loét hình tròn, hoặc bầu dục. Bơi lội khó khăn. Nổi đầu lên khỏi mặt nước. Rụng đuôi.
Nguyên nhân chính: Do ký sinh trùng, vi trùng.
Phòng và xử lý, điều trị: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi. Khi mắc bệnh phun thuốc diệt khuẩn (streptomycin) và trộn thuốc kháng khuẩn bệnh trị nội ký sinh chuyên dùng vào thức ăn. Bôi thuốc tím vào vết loét trong 5-7 ngày liên tục. Tắm lươn.
Bệnh nấm thuỷ mi
Triệu chứng: các đám sợi hình bông bám vào mình hay trứng.
Nguyên nhân chính: do ký sinh trùng.
Phòng và xử lý, điều trị: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi. Hoà Sodium bicarbonate với nước tỉ lệ 0,4 phần ngàn, tưới khắp bể nuôi. Tắm lươn bằng nước muối. Ngâm trứng lươn vào dung dịch xanh Methylen.
Bệnh đỉa bám:
Triệu chứng: lươn yếu, kém ăn
Nguyên nhân chính: Do đỉa bám vào phần đầu lươn và hút máu làm vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm.
Phòng, trị: Dùng dung dịch phèn xanh (sulphate đồng) 100 ppm ngâm rửa 5-10 phút. Dùng các sản phẩm phòng trị ngoại ký sinh trùng.
Related news
Trước đây nguồn lươn giống tự nhiên tương đối nhiều, nhưng do đánh bắt chưa đi đôi với bảo vệ, môi trường thay đổi,... nên gần đây nguồn lươn giống càng cạn kiệt. Bởi vậy, muốn có đủ lươn giống, phải chủ động vừa lấy giống ngoài thiên nhiên vừa cho lươn đẻ nhân tạo.
Ngày nay, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã và đang trở thành một nghề sản xuất mang lại hiệu qủa kinh tế cao, đặc biệt nuôi lươn đang là đối tượng nuôi khá phổ biến trong mùa nước nổi này.
Lươn là loài cá sống chui rúc ở dưới bùn, điều tiên quyết để nuôi lươn có kết quả là phải đảm bảo nguyên tắc: Lươn không bò trốn đi mất, tạo môi trường sống tương tự gần giống với chúng sống ở ngoài thiên nhiên.
Sau 8 tháng thả nuôi, ông Thành thu hoạch lươn. Từ đó, sang năm 2010, ông Thành mua vật tư về cải tạo toàn bộ chuồng nuôi heo thành 10 hồ nuôi lươn và thả nuôi 1.800kg lươn giống. Lươn giống ông cũng mua loại lươn xô từ chợ Bình Điền. Theo ông Thành, mua lươn giống loại này rẻ, tuy nhiên tỷ lệ hao hụt khá cao. Bình quân mỗi đợt nuôi lươn (từ 8- 9 tháng), gia đình ông Thành thu lãi được khoảng 80 triệu đồng.
Đây là mô hình nuôi của một gia đình ở huyện Trường Âm, tỉnh Hồ , Trung Quốc. Diện tích ruộng nuôi rộng 300m2. Cách nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế tổng hợp, dễ áp dụng.