Home / Trồng nấm / Nấm đông cô

1.001 cách làm ăn: Trồng nấm hương (nấm đông cô)

1.001 cách làm ăn: Trồng nấm hương (nấm đông cô)
Author: Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng
Publish date: Monday. September 26th, 2016

Ở ta, nấm hương cũng được hướng dẫn trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và ở Đà Lạt. Nấm hương còn có tên là nấm hương cô hay nấm đông cô. Nó là nấm ưa khí hậu mát lạnh của vùng ôn đới. Với công nghệ hiện nay, nấm hương có thể được trồng trên mùn cưa hoặc trên thân các cây gỗ.

Bà con có thắc mắc hay mong muốn được chia sẻ, tư vấn về các vấn đề liên quan đến hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, học tập kinh nghiệm từ các mô hình, điển hình làm giàu từ nghề nông... có thể gửi câu hỏi về email: ketnoinhanong@gmail.com để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.
Quy trình trồng nấm hương tương tự như trồng mộc nhĩ nhưng thời gian ủ sợi kéo dài hơn. Với các hợp tác xã hoặc các gia đình sản xuất lớn theo kiểu công nghiệp thì ta mới nên dùng mùn cưa để trồng nấm.

Còn đa phần bà con ta chỉ nên trồng nấm hương trên thân cây gỗ. Ta chọn các loại gỗ không có tinh dầu, không có độc tố và không bị sâu bệnh để trồng nấm. Lưu ý, đó phải là gỗ tươi. Ta chọn những đoạn gỗ thẳng, có đường kính từ 10-20cm và cắt thành từng đoạn dài 1-1,2m. Ta đưa gỗ vào chỗ mát, sạch sẽ và để trong 7-10 ngày để cho nhựa chảy bớt ra. Ta dùng nước vôi đặc quét lên 2 đầu và các vết xây xát để đề phòng nấm dại xâm nhập khúc gỗ. Sau 1 tuần, ta đưa các khúc gỗ ra để cấy giống.

Ta dùng búa chuyên dụng để đục lỗ. Mỗi lỗ phải sâu từ 2-2,5cm. Các lỗ trên thân cây cách nhau 15-20cm theo hàng và các hàng cách nhau 7-10cm. Ta bố trí cho các lỗ so le với nhau. Ta nhét giống vào các lỗ mới đục. Nhét tới gần đầy thì ta lấy phôi gỗ (do đục lỗ mà bật ra) để lên trên và tán chặt xuống như tán đinh. Sau đó dùng xi măng loãng quét lên trên để bịt kín miệng lỗ.

Ta đưa các khúc gỗ đã cấy giống vào trong nhà hoặc nơi mát mẻ. Ta xếp nó thành đống, cao tới 1,5m. Sau đó, ta dùng bao tải gai dấp ướt nước để phủ lên trên. Hàng ngày, phun thêm nước cho bao tải luôn luôn ẩm nhưng không phun trực tiếp vào đống gỗ. Độ 2 tháng ta lại đảo đống gỗ 1 lần.

Tới khi nào trên bề mặt khúc gỗ có những nốt phồng lên và nứt ra là báo hiệu nấm hương bắt đầu mọc ra. Nấm sẽ mọc ra tới lấn hết mặt khúc gỗ. Ta thu dần dần trong 2-3 năm. Năng suất có thể đạt 25-30kg nấm khô/1m3 gỗ.

Những nơi có khí hậu lạnh nên nghĩ tới việc trồng nấm hương.

Theo Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng phụ trách Email: 1001cachlaman@gmail.com (Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng phụ trách Email: 1001cachlaman@gmail.com)


Related news

Hướng dẫn làm Giò heo kho nấm đông cô Hướng dẫn làm Giò heo kho nấm đông cô

Thịt giò heo kho bằng nồi áp suất mềm ơi là mềm, thấm vị dầu hào, hành tím thơm ơi là thơm, nấm đông cô cũng thơm ngon không kém, dầm ớt hiểm ra để nước kho có vị cay the nhè nhẹ nữa... Ăn món này dễ hết cơm quá đi mất :).

Monday. September 26th, 2016
Hướng dẫn làm Gà tiềm nấm đông cô Hướng dẫn làm Gà tiềm nấm đông cô

Nấm đông cô chứa nhiều axit amin và còn có khả năng giải độc, kháng ung thư, vì thế khi kết hợp cùng công thức tiềm, chúng ta sẽ có một món ăn cực kì bổ dưỡng: Gà tiềm nấm đông cô. Các bạn thử thực hiện cùng Món Ngon Mỗi Ngày để làm một món quà thật ý nghĩa tặng Mẹ nhân ngày của Mẹ nhé!

Monday. September 26th, 2016
Quy trình kỹ thuật sản xuất nấm đông cô Quy trình kỹ thuật sản xuất nấm đông cô

Nấm hương có tên khoa học là Lentinula edodes; tên khác: nấm đông cô. Quả thể nấm có các phần: cuống, màng bao, phiến, mũ n; màu sắc khác nhau từ nâu nhạt, màu xám.

Monday. September 26th, 2016