Công dụng của tỏi
Dùng để làm đẹp
- Làm nước rửa mặt: Trộn nước tỏi với nước cốt chanh, nước, giấm táo và hoa oải hương để rửa mặt hàng ngày.
- Làm mặt nạ dưỡng da: Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng mặt trời 2-3 tháng. Chất alicine trong tỏi có tác dụng khử trùng, bảo vệ tế bào da, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp da trắng mịn và sạch.
- Làm kem dưỡng tóc và da dầu: Rụng tóc, tóc thưa, mỏng và yếu sẽ làm mất đi vẻ quyến rũ của phái đẹp. Muốn chăm chút, bảo dưỡng mái tóc, bạn có thể “chế” ra công thức bảo dưỡng mái tóc từ tỏi như sau: dùng hỗn hợp nước ép tỏi hòa với nước lọc, rượu vodka và hoa hương thảo để bôi lên tóc hoặc cơ thể (bạn nên thử phản ứng trước bằng cách thoa nên vùng da trong cánh tay xem có bị dị ứng hay quá mẫn cảm với tỏi không).
- Làm giảm nếp nhăn: Dùng 3 tép tỏi đập nát, sau đó lấy bông gòn bôi nước ép tỏi nên phần da có nếp nhăn. Chất chống oxy hóa có trong tỏi sẽ giúp bảo vệ làn da chống lại các gốc tự do gây tổn hại cho da. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp cho da bạn tăng sự đàn hồi và trẻ trung hơn.
- Khắc phục vết rạn da: Pha một ít nước cốt tỏi vào hỗn hợp lá cây đinh hương nghiền nhỏ để bôi vào các vết rạn da. Làm nhiều lần trong một vài tuần sẽ thấy sự khác biệt.
- Móng tay dễ gãy: Ngoài chăm sóc da, tỏi cũng có thể giúp chữa trị cho móng tay giòn và dễ gãy. Nghiền nát tỏi và sử dụng nước ép trên móng tay của bạn trong một vài tuần cho móng tay khỏe mạnh hơn.
Dùng chăm sóc sức khỏe
Tỏi không thể thay thế cho thuốc kháng sinh nhưng tính chất kháng khuẩn của tỏi có thể giết chết các chủng vi khuẩn, tụ cầu khuẩn.
- Trị vết thương: Nếu bạn bị thương hoặc nhiễm trùng mà không có kháng sinh ở cạnh hãy dùng vài nhánh tỏi nghiền nhỏ và nhẹ nhàng xoa tỏi lên vết thương để ngăn nó bị nhiễm trùng.
- Trị mụn trứng cá: Tỏi có tác dụng thanh lọc máu và các chất kháng khuẩn, vitamin C và B có trong tỏi giúp duy trì vẻ đẹp cho da. Đối với da bị mụn trứng cá bạn có thể cắt đôi tép tỏi và chà xát nó trên phần bị mụn trứng cá hoặc nghiền nát củ tỏi và gạn lấy nước chiết xuất từ tỏi. Nhúng một miếng vải sạch vào nước tỏi và thoa lên vùng mụn trên mặt bạn. Sử dụng phương thuốc này trong một vài ngày bạn có thể thoát khỏi tình trạng mụn dai dẳng.
- Bệnh vẩy nến: Tỏi có tính kháng viêm có thể được sử dụng để làm giảm sự bùng phát của bệnh vẩy nến khó chịu. Hãy dùng dầu tỏi hoặc nước tỏi bôi lên vùng bị vẩy nến bạn sẽ thấy nó dễ chịu hơn.
- Chữa bệnh ngứa ở bàn chân: Với đặc tính chống nấm, tỏi có thể là một cách tốt để chữa bệnh ngứa chân. Hãy ngâm chân của bạn trong chậu nước ấm, cho thêm một ít tỏi nghiền nát, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.
- Chữa đau họng: Tỏi có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Dùng một vài nhánh tỏi sống đun sôi với nước, cho thêm mật ong và đường để tạo ra siro chữa đau họng từ tỏi.
- Loại bỏ dằm đâm vào da thịt: Khi bạn bị một miếng dằm đâm vào da, hãy đặt một lát tỏi trên vết dằm đâm và quấn băng gạc hoặc băng keo lên trên. Đây là một cách chữa bệnh dân gian rất hiệu quả.
Các công dụng khác
Tỏi có tác dùng xua đuổi muỗi, bọ ve, bọ chét và nhiều loại côn trùng khác.
- Đuổi muỗi: Quan niệm xưa cho rằng, ma cà rồng sợ tỏi có thể xuất phát từ thực tế rằng muỗi bị đuổi bay bởi mùi tỏi và cũng chưa có lý do rõ ràng vì sao chúng không thể chịu được mùi này nhưng có thể nói rằng hợp chất của tỏi có hại cho muỗi, vì vậy người ta dùng tỏi để tránh muỗi. Nếu bạn sử dụng tỏi như một loại thuốc đuổi muỗi sẽ tránh được muỗi.
- Bảo vệ vật nuôi: Đối với các gia đình có nuôi vật nuôi trong nhà nên sử dụng bột tỏi pha chế với thức ăn của vật nuôi để đuổi côn trùng bám vào vật nuôi. Hiện nay, một số thương hiệu thức ăn vật nuôi cũng sử dụng bột tỏi để trộn vào thức ăn.
- Dùng như thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu thương mại sẽ có hại cho môi trường, sức khỏe con người. Vì vậy, bạn có thể dùng một ít tỏi sống và nước ép tỏi trộn với tiêu và một chút xà phòng để tạo thành loại thuốc trừ sâu đặc biệt mà không gây hại.
Related news
Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong thực đơn mỗi bữa ăn của các gia đình Việt. Ngoài ra, tỏi có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh. Vì vậy, mỗi gia đình nên tự trồng một chậu tỏi tại nhà.
Tỏi là cây thảo hàng năm. Thân thực hình trụ, ngắn, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá hẹp, cứng và thẳng, có rãnh dọc, dài khoảng 15 – 20cm, rộng 1cm.
Ăn tỏi cũng như những thực phẩm khác có thể mang tới những rủi ro cho sức khỏe nếu ăn không đúng cách.