Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Ý Kiến Của Tiến Sỹ Dan Fegan Về Hội Chứng EMS Và AHPNS

Ý Kiến Của Tiến Sỹ Dan Fegan Về Hội Chứng EMS Và AHPNS
Publish date: Saturday. July 13th, 2013

Dan Fegan, người có 30 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp nuôi tôm vừa gửi lời kêu gọi ngành công nghiệp nuôi tôm cần nhớ bài học về những gì đã xảy ra với giai đoạn bùng nổ dịch bệnh đốm trắng ở tôm. Với kinh nghiệm đối phó dịch bệnh tôm, Dan Fegan có nhiều giải pháp kinh nghiệm, kể cả những thất bại và theo Dan Fegan một số phương pháp đối phó thành công với dịch bệnh này nhưng chưa hẳn với nhiều dịch bệnh khác.

Theo Dan Fegan chúng ta cần tránh ngay các nhầm lẫn giữa hội chứng chết sớm (EMS) – một hội chứng chỉ dựa vào các quan sát thay đổi hay hiện tượng chết sớm so với hội chứng hoại tử gan tụy cấp tinh (AHPNS) – một hội chứng được quan sát kỹ các biểu hiện đặc trưng theo mô học với sự hiện diện của Vibrio trong tôm bị nhiễm bệnh.

Số lượng tôm chết được đưa vào phân tích, đánh giá là quá ít do thời gian cũng như tiền bạc cho nên các trường hợp tôm chết sớm (EMS) được nghi ngờ do hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) cũng mang tính tương đối giữa mức 1% đến 100%.

Rất quan trọng để có thêm nhiều dữ liệu xác nhận hội chứng tôm chết sớm EMS là do AHPNS nhằm ít nhất cũng tránh được các phản ứng thái quá đối với 2 loại hội chứng này, cũng là góp phần quan trọng trong tiến trình phát triển các vấn đề gặp phải hiện nay.

Fegan chỉ ra các tiến bộ đạt được trong giai đoạn đầu của bệnh đốm trắng (WSSV) là một minh chứng cho sự thành công của các tiếp cận cả bệnh học và cả dịch tễ học và kêu gọi chúng ta nên có cách tiếp cận như vậy đối với bệnh tôm hiện nay.

Theo Dan Fegan, thật may mắn là TS. Lightner đã cho chúng ta biết sớm hơn về tác nhân gây bệnh khả thi – nhưng Dan Fegan không tin là nhà nghiên cứu có thể giải quyết tốt các vấn đề của ngành công nghiệp – mà đó là công việc của ngành công nghiệp nuôi tôm phải giải quyết.

Những gì các nhà nghiên cứu có thể làm là cung cấp cho chúng ta các manh mối và công cụ để chúng ta giải quyết nó tốt hơn – Nếu các nhà nghiên cứu hoặc bất kỳ ai có thể cung cấp cho chúng ta thử nghiệm rõ ràng về tác nhân gây hội chứng hoại tử gan tụy AHPNS thì đó mới là giá trị rất lớn vì 2 lý do: 1)

Nó sẽ giảm chi phí và giảm sự phức tạp trong việc định danh bệnh AHPNS và chúng ta sẽ giảm bớt nhầm lẫn giữa EMS và AHPNS và 2) cũng không kém phần quan trọng là nó cho phép chúng ta tìm ra  căn nguyên hoặc các “đường truyền” khả thi (possible vectors) của mầm bệnh này. Một khi chúng ta biết rõ điều này, chúng ta có thể phát triển các giải pháp để quản lý chúng thông qua cải thiện an toàn sinh học hoặc can thiệp đúng để giảm thiểu rủi ro cho nguồn tôm nhiễm bệnh.


Related news

Chế phẩm probiotic trong việc phòng ngừa virus gây bệnh đốm trắng trên tôm Chế phẩm probiotic trong việc phòng ngừa virus gây bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng do virus (White Spot Syndrome Virus - WSSV) là một trong các bệnh gây nên hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt trong các vùng nuôi tôm

Tuesday. July 10th, 2018
Kỹ thuật Biofloc trong nuôi tôm Kỹ thuật Biofloc trong nuôi tôm

Công nghệ Biofloc là một giải pháp có thể để phát triển nuôi tôm bền vững trong ngành nông nghiệp

Thursday. July 12th, 2018
Cách khống chế Hội chứng tôm chết sớm (EMS) trong ao nuôi tôm Cách khống chế Hội chứng tôm chết sớm (EMS) trong ao nuôi tôm

Bệnh ảnh hưởng trên cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng và là nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt.

Wednesday. July 18th, 2018
Những điều cần biết khi nuôi tôm thẻ chân trắng (Phần 1) Những điều cần biết khi nuôi tôm thẻ chân trắng (Phần 1)

Hiện nay, tôm thẻ chân trắng đã được nuôi khắp các vùng miền trong cả nước, so với tôm sú, tôm chân trắng dễ nuôi hơn, chịu đựng tốt hơn

Thursday. July 19th, 2018
Những điều cần biết khi nuôi tôm thẻ chân trắng (Phần 2) Những điều cần biết khi nuôi tôm thẻ chân trắng (Phần 2)

Tôm chân trắng bị tất cả các bệnh mà tôm sú gặp phải, còn nhiều hơn 2 bệnh là Taura và IHHNV...

Friday. July 20th, 2018