Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Hàn Quốc Tăng Mạnh

Sau khi tăng trưởng chậm lại vào năm 2013 (tăng 2,4%), XK thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc quý I/2014 đã hồi phục mạnh với giá trị đạt 129 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ 2013.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý I/2014, XK tôm và cá ngừ sang Hàn Quốc tăng mạnh, trong khi XK mực bạch tuộc hồi phục nhẹ, còn XK cá ngừ chế biến sang Hàn Quốc tăng mạnh nhất, tới 525%. Ngoài ra, năm nay, sản phẩm cá tra của Việt Nam cũng bắt đầu thâm nhập vào thị trường này.
Năm 2014, Hàn Quốc hứa hẹn là thị trường tiềm năng của thủy sản Việt Nam vì nhu cầu của thị trường này đang tăng mạnh trở lại sau khi giảm 4,7% về khối lượng và gần 2% về giá trị trong năm 2013.
Hiện nay, Việt Nam là nguồn cung cấp thủy sản lớn thứ 3 của Hàn Quốc, chiếm 13,2% thị phần (sau Trung Quốc 28% và Nga 14%).
Trong đó, Việt Nam đứng đầu về cung cấp tôm cho Hàn Quốc, chiếm 47% thị phần. Giá trung bình nhập khẩu tôm từ Việt Nam của Hàn Quốc đạt 11 USD/kg (trong khi đó, giá nhập khẩu từ Philippines là 15 USD/kg; Thái Lan là 12 USD/kg; Ấn Độ 8,7 USD/kg và Trung Quốc là 8 USD/kg).
Về mặt hàng mực, bạch tuộc, Việt Nam đứng thứ 2 trong các nước cung cấp cho Hàn Quốc với 24% thị phần (sau Trung Quốc, 48%).
Related news

Ở vụ lúa ĐX vừa qua Cty TNHH - TM Gạo Hoa Lúa (TP.HCM) đã chính thức ra mắt khách hàng hai sản phẩm gạo được sản xuất đúng tiêu chuẩn chất lượng cao GlobalGAP.

Cá tra một thời tạo nên sức tăng trưởng ngoạn mục cho ĐBSCL. Tuy nhiên, trong 5 năm qua hoạt động sản xuất (SX) và tiêu thụ cá tra vẫn chưa thoát được cảnh thăng trầm.

Quốc hội quyết định chi hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu và trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư 16.000 tỷ đồng; chi một số khoản thực sự cấp bách để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở, cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay Ngân hàng Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, chi Chương trình 135…

Đây là hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế thường niên lớn nhất khu vực Tây nam Trung Quốc nhằm tạo điều kiện cho DN các nước trong khu vực có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận thị trường lớn tại Trung Quốc, qua đó thúc đẩy giao lưu, hợp tác trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với các nước khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Trong hệ thống Dự án thủy lợi Cầu Sập, những hộ dân có đất canh tác nằm ngoài tuyến đê ven sông Hàm Luông là vùng quy hoạch nuôi tôm biển, còn phần bên trong tuyến đê là vùng không quy hoạch nuôi.