Xuất Khẩu Gạo Chất Lượng Cao Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Tăng Mạnh
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, từ đầu năm đến nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất khẩu trên 2,7 triệu tấn gạo chất lượng cao, chiếm 52% tổng lượng gạo đã xuất khẩu. So cùng kỳ năm 2013, lượng gạo xuất khẩu trên tăng 44%, góp phần đưa giá trị mặt hàng gạo xuất khẩu toàn vùng từ đầu năm đến nay đạt 2,32 tỷ USD.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam , 10 tháng đầu năm 2014, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Khắc phục khó khăn này, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã làm tốt công tác quảng bá, tiếp thị nên khách hàng tại các nước EU, Bắc Mỹ, châu Á, châu Phi đặt mua gạo chất lượng cao của Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao.
Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu gạo không giảm mạnh so cùng kỳ năm trước. Mặt khác, chất lượng gạo phẩm cấp cao của vùng ngày càng được cải thiện so với gạo cùng phẩm cấp của một số nước lân cận, trong khi giá bán lại thấp hơn nên được khách hàng nước ngoài ưa chuộng.
Nguồn lúa gạo nguyên liệu cung ứng cho xuất khẩu tại Đồng bằng sông Cửu Long luôn dồi dào. Vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông vừa qua được mùa, cho tổng sản lượng đạt khoảng 24,3 triệu tấn, trong đó có trên 70% là lúa chất lượng cao, lúa thơm, đáp ứng tốt nhu cầu chế biến, xuất khẩu.
Trong thời gian qua, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã nỗ lực nâng cao chất lượng lúa giống trên cơ sở lai tạo, tuyển chọn thêm hàng chục loại giống có phẩm chất tốt, cho năng suất cao, phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng sinh thái, đạt chuẩn xuất khẩu và nhanh chóng cung ứng cho nông dân đưa vào canh tác.
Hiện, ở Đồng bằng sông Cửu Long có 4 triệu lượt ha đất sản xuất ba vụ lúa chính trong năm (Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông), phần lớn diện tích được gieo sạ bằng các giống phẩm chất cao.
Gần đây, những hạn chế trong công tác điều hành xuất khẩu gạo cũng từng bước được khắc phục, tính chuyên nghiệp của c ác doanh nghiệp xuất khẩu gạo được nâng lên, có trách nhiệm với khâu sản xuất của người nông dân hơn.
Ngoài ra, h iện tượng bán phá giá, gây thiệt hại đến quyền lợi của người trồng lúa, của doanh nghiệp đã được hạn chế. Số lượng doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh bảo đảm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu cũng tăng thêm, góp phần nâng cao uy tín của hạt gạo Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung.
Nguồn bài viết gốc: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Xuat-khau-gao-chat-luong-cao-tai-Dong-bang-song-Cuu-Long-tang-manh-108-47809.html
Related news
Tiểu vùng 2, 3 của huyện Thạnh Phú,Bến Tre (gồm các xã từ Mỹ An đến Thạnh Hải) là vùng ngập mặn, bà con ở đây chỉ có thể nuôi trồng thủy sản. Vài năm gần đây, bà con tranh thủ trữ nước ngọt trong vuông tôm để trồng vụ lúa mùa. Trong những ngày cuối năm này, nhiều hộ tất bật thu hoạch lúa để chuẩn bị đón Tết. Vụ lúa này được công nhận là trúng mùa, trúng giá.
Công nghệ nuôi biofloc được hiểu là ao nuôi tôm sẽ được bổ sung một số loại vi sinh vật và không thay nước trong quá trình nuôi. Mô hình này đã được một số hộ nuôi tôm đang áp dụng tại một số địa phương ở miền Trung và ĐBSCL.
Trong hai ngày 9 và 10-12, hàng trăm ngư dân biên giới thuộc địa bàn xã Vĩnh Xương, Phú Lộc (TX. Tân Châu), Phú Hữu (An Phú - An Giang) dùng các phương tiện đánh bắt, như: Chài, lưới, vó cất, vó gạt… để đánh bắt cá đồng ra sông và trúng đậm.
Trong một cuộc Hội thảo về giống cây trồng, vật nuôi được tổ chức tại TP Quy Nhơn, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đánh giá Bình Ðịnh là một trong những địa phương làm tốt khâu giống. Ðây là một trong những yếu tố quan trọng, giúp Bình Ðịnh phát triển sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao.
Điển hình là gia trại nuôi gà đẻ lấy trứng thương phẩm theo phương pháp chuồng lạnh bảo đảm trứng gà sạch của gia đình anh Trần Văn Tiến, thôn Tân Hưng.