Xử lý gia cầm bị bệnh với quy mô lớn trong các trang trại trong thời gian có dịch
Tóm tắt
Nhiều hệ thống xử lý gia cầm bệnh sử dụng khí trong công ten nơ đã và đang được sử dụng để loại bỏ một số lượng lớn gia cầm bị bệnh trong những đợt dịch lớn.
Tuy nhiên vẫn chưa có một hệ thống xử lý nào được đánh giá một cách hoàn chỉnh về tính nhân đạo với gia cầm, sức khỏe và sự an toàn của người vận hành hệ thống cũng như độ an toàn sinh học của toàn bộ quá trình.
Thêm vào đó, quy trình kỹ thuật vận hành các hệ thống trên theo tiêu chuẩn vẫn còn thiếu.
Xuất phát từ các yêu cầu trên Cục môi trường, thực phẩm và các vấn đề nông thôn của Anh quốc (DEFRA) đã tiến hành dự án nghiên cứu và phát triển với mục đích cơ bản là phát triển một hệ thống xử lý gia cầm một cách nhân đạo tại các trang trại đồng thời đưa ra quy trình xử lý kỹ thuật phù hợp.
Một loạt các nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu trên và các kết quả cũng như các quy trình vận hành cũng được đề cập tới trong bài báo này.
Mở đầu
Tiêu hủy một số lượng lớn gia cầm là việc làm cần thiết ở các trang trại chăn nuôi mỗi khi có các đợt dịch lớn xảy ra.
Ví dụ như bệnh Newcastle và bệnh cúm gia cầm (AI), đặc biệt là các chủng H5 và H7 của virus cúm gia cầm do chúng có thể gây ra các bệnh ở người; đáng chú ý nhất ở đây là chủng H5N1 với khả năng gây bệnh cao.
Tiêu hủy số gia cầm bị bệnh là biện pháp cần thiết để dập tắt dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe và sự an toàn cho các gia cầm khác đồng thời bảo đảm sức khỏe con người trong trường hợp bệnh dịch có thể lây lan sang người.
Khí cacbon dioxit là loại khí được sử dụng rộng rãi đặc biệt là tại châu Âu, nhằm giết gia cầm tại chuồng nuôi (WHG) hoặc sử dụng các loại thùng chứa giống như khi xảy ra dịch cúm gia cầm tại Hà Lan (Gerritzen và Lambooij, 2004; Gerritzen và các cộng sự, 2004).
Dưới đây là một số đặc điểm của các hệ thống đã được sử dụng và những khác biệt so với các hệ thống được nghiên cứu gần đây.
Các hệ thống sử dụng khí
Phương pháp xử lý gia cầm tại chỗ (whole house gassing - WHG) có một số ưu và nhược điểm đã được đề cập đến trong một nghiên cứu của Raj và cộng sự thực hiện năm 2006.
Tuy nhiên phương pháp WHG không thể thực hiện được trong trường hợp các chuồng trại không phù hợp (gia cầm nuôi thả tự do, nuôi trong các trại nhỏ và các trại thiết kế kiểu cũ) và với một vài loại gia cầm có khả năng chịu đựng khí CO2 tốt (như vịt và ngỗng, 2 loại này cần nồng độ CO2 cao hơn so với khi xử lý gà).
Từ các lý do đó có thể thấy phương pháp sử dụng khí trong các công ten nơ vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Khi sử dụng các loại công ten nơ có lặp đặt hệ thống khí để tiêu hủy gia cầm, gia cầm bị bắt ra khỏi chuồng bởi những người bắt gia cầm chuyên nghiệp và ở những lứa gia cầm có số lượng không lớn (dùng tay kéo chân gia cầm ra khỏi chuồng nuôi - một tay 3 con) rồi bị bỏ các công ten nơ đã chứa đầy khí cacbon dioxit.
Mặc dù việc sử dụng khí CO2 đã được cho phép theo các chỉ thị EC (EC, 1993) và hướng dẫn OIE (OIE, 2005) tuy nhiên người ta vẫn lo lắng đến việc sử dụng chất khí này, đặc biệt là ở nồng độ cao (EFSA, 2004; EFSA, 2005).
Ví dụ: 1.
Gia cầm cũng giống như tất cả các động vật có xương sống khác, theo bản năng sinh học (bộ phận thu nhận các tác nhân hóa học trung tâm và ngoại biên) có thể cảm nhận thấy khí CO2, đặc biệt là ở nồng độ cao (EFSA, 2004; ESA, 2005).
Trong điều kiện bình thường, chúng luôn chủ động tránh những khu vực có tỷ lệ thể tích khí CO2 trong không khí vượt quá khoảng 24% (McKeegan và cộng sự, 2003).
2.Trong điều kiện không gia nhiệt cho bình hóa hơi, khí CO2 tạo ra từ các nguồn CO2 lỏng thường có nhiệt độ rất thấp (tới -78oC nếu có thể) và do đó gây ra hiện tượng hạ nhiệt độ hoặc sốc lạnh đối với gia cầm.
Mặc dù hiện tượng đó chỉ xảy ra trong một vài giây nhưng không thể bị bỏ qua trong quá trình nghiên cứu.
3.Cacbon dioxit bay hơi ở nhiệt độ dưới 0oC ngay lập tức có thể làm đóng băng hơi nước trong không khí, làm cho môi trường khí trong công ten nơ rất khô (độ ẩm 0%) gây đau đớn và gây xuất huyết ở đường hô hấp (xoang mũi, phổi) .
Điều này đã được quan sát thấy trên chuột thí nghiệm .
4.Trong quá trình gia cầm giãy đạp hoặc vỗ cánh, khí CO2 có thể thoát ra khỏi thùng chứa làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của người vận hành hệ thống đứng ở các vị trí gần đó, đặc biệt là trong một thời gian dài tại các khoảng không gian chật hẹp.
Chú ý rằng trên đây là các lưu ý đối với việc sử dụng CO2 trong các công ten nơ.
Đối với hệ thống WHG các nghiên cứu và thử nghiệm đã chứng minh rằng các vấn đề trên là ít nghiêm trọng hơn.
Sau khi xem xét đến các vấn đề về tính nhân đạo với gia cầm, sức khỏe của người chăn nuôi và độ an toàn của hệ thống, DEFRA đã cho tiến hành một dự án với mục tiêu đánh giá các hệ thống sử dụng thùng chứa hiện có đồng thời phát triển một hệ thống xử lý mới hiệu quả hơn.
Mục đích chính của dự án là loại trừ hoặc làm giảm thiểu những nguy cơ đe dọa các lợi ích của gia cầm cũng như sức khỏe của người vận hành hệ thống.
Ví dụ như:
1.Qúa trình xử lý gia cầm bị bệnh có thể được tiến hành một cách nhân đạo hơn bằng cách sử dụng hỗn hợp khí không hoặc ít làm gia cầm sợ hãi hơn so với khi sử dụng khí CO2 nồng độ cao.
2.Thả gia cầm vào công ten nơ chứa đầy hỗn hợp khí có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính nhân đạo đối với gia cầm khi ném chúng qua một lỗ nhỏ từng đợt từng đợt một.
3. Một số cá thể sau khi thả vào trong công ten nơ có thể bị chết vì bị nén ép và ngạt thở do gia cầm liên tục được nhét vào trong thùng và không có thời gian ngừng nghỉ giữa các đợt gia cầm đem tiêu hủy.
4.Để loại trừ các stress cho gia cầm khi bắt có thể sử dụng các lồng nhỏ chứa gia cầm ngay sau khi bắt, sau đó đưa các lồng này vào trong công ten nơ.
Biện pháp đó cũng làm giảm số lần người vận hành hệ thống phải đến gần công ten nơ và do đó đảm bảo được sức khỏe và an toàn cho con người.
5.Nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống phân phối khí đồng thời giám sát liên tục nồng độ khí trong công ten nơ và khu vực xung quanh để làm giảm sự thay đổi nhiệt độ và đảm bảo nồng độ khí.
6.Hệ thống mới phải đảm bảo hoạt động được ở nhiều điều kiện khác nhau như khi thay đổi quy mô trang trại, loại gia cầm, các điều kiện thời tiết bất lợi.
Related news
Avian Pathology, 31(1), 5-12 Kiểm soát H5 và H7 thể nhẹ của virus cúm gia cầm - một vai trò cho vaccine vô hoạt (The control of H5 or H7 mildly pathogenic avian influenza - a role for inactivated vaccine) David A. Halvorson, Department of Veterinary Pathobiology, College of Veterinary Medicine, University of Minnesota, Saint Paul, Minnesota 55108, USA.