Xử lý bệnh EMS bằng các hợp chất polyphenol
Thuốc kháng sinh không phải cách lựa chọn tốt trong việc sử dụng xử lý bệnh chết sớm. Bởi vì không có hiệu quả và gây ra vấn đề thuốc kháng sinh lưu tồn trong tôm.
Chất nhóm Polyphenol được trích xuất từ thực vật tự nhiên có tính năng trong việc kháng khuẩn (Antimicrobial activity) và có chất chống oxy hóa (Antioxidant) là cách lựa chọn đáng quan tâm trong việc sử dụng điều trị bệnh EMS.
Nhóm các giáo sư từ đại học Kasetsart, Thái Lan đã nghiên cứu về việc sử dụng chất nhóm Polyphenol (có hoạt tính sinh học Bioactive Flavonoid là thành phần chính) trong việc xử lý tôm thẻ có thể hiện triệu chứng EMS.
Tôm bệnh thí nghiệm được cho ăn thức ăn có trộn Polyphenol, bắt đầu cho thức ăn pha với chất nhóm Polyphenol cho tôm từ ngày đầu phát hiện bệnh liên tục cho đến khi thu.
Kết quả được thể hiện qua sức khỏe của tôm trong giai đoạn 30 ngày đầu cho ăn với Polyphenol.
Đặc điểm bên ngoài của tôm như màu và kích cỡ của gan và tụy của tôm bên trong trở lại bình thường.
Kiểm tra gan và tụy trong phòng thí nghiệm không cho thấy đặc điểm sự bất thường cho biết là bệnh chết sớm nữa.
Nhiễm khuẩn Vibrio trong gan tụy giảm xuống, tôm ăn tốt, bơi lội và búng thân khỏe mạnh, tỷ lệ tăng trưởng tốt, nhưng có thể chậm hơn bình thường, có thể từ việc kiểm soát thức ăn một cách nghiêm ngặt của nông dân.
Việc tìm hiểu này được thí nghiệm trong ao tôm đã xuất hiện EMS nhiều hơn 10 ao và trên diện rộng, với trong hiện nay ao có thể kéo dài tuổi nuôi được lâu dài nhất sau khi bắt đầu cho ăn mới ở 40 ngày tuổi và ao nói trên vẫn còn nuôi tiếp tục, nông dân sẽ thu ở 90 ngày tuổi.
Thông tin ao xử lý hoàn thành và thu hoạch ở ao 4 mẫu anh, thu tôm ở 65 ngày tuổi được 2,5 tấn và có tôm size đầu (kích cỡ lớn nhất trong ao) 60 con/kg, size trung bình là 80 con/kg và nhiều ao khác thu ở 90 ngày tuổi.
Dựa trên các ao thực nghiệm, đủ kết luận ban đầu là nhóm chất Polyphenol sử dụng trong việc xử lý EMS có thể kiểm soát hàm lượng nhiễm vi khuẩn Vibrio trong thân tôm thẻ bệnh trong ao được.
Bao gồm cả tính năng trong việc là chất chống oxy hóa cũng là phần thúc đẩy cho tế bào của gan tụy của tôm được khỏe mạnh và khắc phục từ việc được nhận chất độc từ vi khuẩn được tốt hơn, dẫn đến kết quả nông dân nuôi tôm bệnh EMS được cho đến tôm đạt kích cỡ thị trường cần, không cho mất mát trong việc nuôi tôm và có sự tự tin trong việc nuôi tôm nhiều hơn.
Nông dân sẽ sử dụng chất nhóm Polyphenol trong nuôi tôm, cần nguồn polyphenol tốt.
Bởi vì chất nhóm này bao gồm hơn 8.000 loại khác nhau, có đặc tính khác nhau.
Bản thân chất Polyphenol có thể không có kết quả trong việc sử dụng điều trị bệnh chết sớm được.
Vì vậy chủ yếu việc lựa chọn sử dụng là phải là chất có tính năng khử trùng vi khuẩn và chống oxy hóa là chính.
Tuy nhiên, chất trong nhóm nói trên, một số chúng có thể có tính đắng làm cho tôm bỏ ăn, một số nông dân lớn có thể quan tâm sử dụng nước trích xuất từ “lá bàng biển” hoặc “lá ổi” thay thế được, bởi vì trong lá 2 loại cây này cũng chứa nhóm chất Polyphenol rất nhiều, nhưng có thể đạt kết quả sử dụng không chắc chắn như là bình thường của việc sử dụng chất trích xuất từ cây trồng.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu đến việc sử dụng chất nhóm Polyphenol trong định hướng phòng ngừa EMS trên tôm, kết quả sẽ được công bố trong hội thảo tiếp theo.
Related news
Cần kiểm soát trong ao nuôi thủy sản. Nhằm tránh được các tác động xấu của nó lên sức khỏe động vật thủy sản, cũng như môi trường ao nuôi.
Sự thành bại nuôi tôm nước lợ phụ thuộc rất lớn vào giám sát, quản lý môi trường ao nuôi tôm, đặc biệt vào ban đêm.
Quản lý môi trường ao nuôi ban đêm tại Thái Lan - Phần 2 (Phần cuối))