Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xoài Khánh Hòa, niềm vui không trọn

Xoài Khánh Hòa, niềm vui không trọn
Publish date: Friday. May 22nd, 2015

Xoài canh nông mất mùa kép

Nếu như huyện Cam Lâm là "thủ phủ xoài" của Khánh Hòa, thì xã Cam Hải Tây là vùng trọng điểm xoài của huyện, với diện tích lên đến gần 1.000ha. Những ngày này, nông dân đã bước vào vụ thu hoạch xoài được nửa chặng đường, song hầu hết các nhà vườn đều buồn.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, thôn Bãi Giếng 1, một người trồng xoài có thâm niên cho biết: “Nếu như vụ xoài năm ngoái nhà vườn lao đao vì xoài mất mùa do bọ trĩ gây hại, thì năm nay lại mất mùa do nắng hạn. Nhìn các vườn xoài đậu trái lơ thơ, nhỏ như quả trứng gà, các nhà vườn ngán ngẩm chẳng ai muốn thu hoạch”.

Để chứng minh, ông Tuấn dẫn chúng tôi ra thăm vườn xoài trồng bằng giống canh nông của nhà mình rộng khoảng 1 ha, trong đó có nhiều cây hàng chục năm tuổi, nhưng lượng trái chẳng đáng là bao. 

Ông Tuấn than vãn: “Đã mất mùa, giá lại cực thấp, hiện chỉ dao động từ 1.000-2.000đ/kg, thậm chí các vựa xoài chẳng thèm thu mua. Từ đầu vụ thu hoạch đến nay, cả vườn này chưa bán được đồng nào. Có thu hoạch cũng chẳng bõ bèn gì nên gia đình tôi bỏ mặc trái treo lủng lẳng trên cây”.

Rời vườn nhà ông Tuấn, chúng tôi tiếp tục sang vườn xoài nhà ông Nguyễn Minh Quốc, người cùng thôn, thực trạng cũng vậy. Gặp chúng tôi, ông Quốc cho biết: “Đầu vụ, xoài canh nông loại đẹp có giá từ 5.000-6.000đ/kg, nhưng lượng các nhà vườn có không nhiều.

Như vườn nhà tôi có 20 gốc, tương đương hơn 1 mẫu, thu được gần 1,5 tấn trái (thấp hơn nhiều so với mọi năm), trong đó xoài đẹp chỉ được hơn 2 tạ, còn lại chỉ tận dụng làm bánh xoài. Vụ này tính ra, gia đình tôi lỗ tiền đầu tư phân, thuốc BVTV”.

Ông Đoàn Ngọc Phước, Phó Chủ tịch xã Cam Hải Tây cho biết, trong số gần 1.000 ha, thì khoảng 2/3 diện tích xoài của địa phương là giống xoài canh nông. Do nắng hạn nên vụ xoài năm nay nông dân lại mất mùa, năng suất chỉ đạt từ 1-1,5 tấn/ha (thấp nhiều so với mọi năm). Đây cũng là tình trạng chung của các vườn xoài canh nông ở các xã lân cận.

Xoài Úc vẫn kiếm bộn tiền

Ngược với xoài canh nông, xoài Úc năm nay dù cũng chịu tác động của hạn hán khiến năng suất giảm, chỉ còn 5-6 tấn/ha, song nhờ giá xoài thu mua ổn định, hút hàng, nên các vườn vẫn có thu nhập cao.

“Hiện nay rất nhiều vựa trước kia thu mua xoài canh nông, nay đồng loạt chuyển sang thu mua xoài Úc để XK sang Trung Quốc. Không những thế các thương lái người Trung Quốc cũng trực tiếp sang đây đặt hàng...”, ông Tú nói.

Tiêu biểu, như ông Ngô Trong, thôn Bãi Giếng 2, xã Cam Hải Tây, với diện tích hơn 4 ha trồng giống xoài Úc, vụ này thu hoạch được 40 tấn, bán giá từ 45-60 ngàn đồng/kg, trừ chi phí lãi gần 1 tỷ đồng.

Ông Trong cho biết: “Mấy năm nay giá xoài Úc được thương lái thu mua tương đối ổn định, chủ yếu XK sang thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Ưu điểm giống xoài này có sức chịu hạn tốt, kháng sâu bệnh cao; trái to từ 0,5-1,5kg, hình dáng tròn như trái táo tây, màu xanh pha hồng đỏ, khi chín màu vàng tươi, hạt nhỏ, mùi thơm, vị ngọt, thịt vàng, chắc, ngon và rất ít xơ. Trồng sau 3 năm bắt đầu cho trái và từ năm thứ 5 trở đi là cho thu hoạch ổn định với năng suất từ 8-10 tấn/ha. Giá thu mua chỉ cần từ 30.000-35.000đ/kg là đã lãi hàng trăm triệu đồng/ha”.

Ông Đình Tú, một chủ vựa thu mua xoài ở thị trấn Cam Đức cho biết, năm nay xoài Úc đầu vụ giá từ 55.000-60.000đ/kg, giữa vụ hạ xuống còn 45.000-46.000đ/kg (tăng khoảng 10.000đ/kg so với cùng thời điểm năm ngoái), nên người trồng lãi cao. 

Do xoài Úc có giá nên hiện nay nhiều nhà vườn ồ ạt chuyển sang trồng giống xoài này, bằng cách cấy ghép như xã Cam Hải Tây. Tuy nhiên, chính quyền địa phương khuyến cáo nông dân tạm dừng chuyển đổi vì lo không kiểm soát nổi. Mặt khác, khi sản lượng xoài Úc tăng đột biến sẽ phá vỡ  thị trường.


Related news

Người Tày Nuôi Cá Bỗng Người Tày Nuôi Cá Bỗng

Cá bỗng được “phong thần” ở Thanh Hóa, bởi đặc suối Cẩm Lương (Huyện Cẩm Thủy) nhưng chẳng ai dám bắt. Còn tại nhiều tỉnh Tây Bắc, loại cá này được người Tày nuôi làm cảnh trong ao nhà từ ngót trăm năm nay. Gần đây, phong trào “xẻ thịt cá thần" khiến cá bỗng là món đặc sản được bán với giá cao ngất ngưởng.

Sunday. November 9th, 2014
Gieo Trồng Cây Màu Vụ Đông Vượt 7% Kế Hoạch Gieo Trồng Cây Màu Vụ Đông Vượt 7% Kế Hoạch

Các giống ngô lai năng suất cao được bà con đưa vào gieo trồng chủ yếu là: NK 4300, LVN 4, LVN 99, NK66, CP999, CP888… Bên cạnh đó, bà con cũng gieo trồng trên 160 ha khoai lang, 40 ha khoai tây và trên 300ha rau các loại. Đối với cây rau, các xã Linh Sơn, Huống Thượng, Hóa Thượng có diện tích gieo trồng lớn với các loại: Su hào, cà chua, bắp cải, dưa chuột, khoai tây…

Monday. November 10th, 2014
Trang Trại Nuôi Lợn Làm Ô Nhiễm Môi Trường Trang Trại Nuôi Lợn Làm Ô Nhiễm Môi Trường

Nhiều năm nay, người dân thôn Nam Xuân Đức, Bích La Trung và bản Hà, Lệt phải sống trong bầu không khí ô nhiễm do chất thải từ trang trại nuôi gần 1.000 con lợn của Hợp tác xã Tiến Đạt (xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng tình trạng trên vẫn tiếp diễn, trở thành nỗi ám ảnh trong từng bữa ăn, giấc ngủ.

Monday. November 10th, 2014
Trồng Xà Lách Xoong Theo Quy Trình VietGAP Cho Lợi Nhuận Cao Trồng Xà Lách Xoong Theo Quy Trình VietGAP Cho Lợi Nhuận Cao

Ở đây có HTX Cải xà lách xoong an toàn Thuận An thành lập năm 2013. Hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận VietGAP (thực hàng sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) ngày 10/10/2014, đang bán xà lách xoong khắp ĐBSCL, TPHCM và xuất cả sang Campuchia.

Monday. November 10th, 2014
Hội Nghị Tổng Kết Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Và Triển Khai Kế Hoạch Năm 2015 Hội Nghị Tổng Kết Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Và Triển Khai Kế Hoạch Năm 2015

Tham dự Hội nghị có các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT,Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT 30 tỉnh/thành phố có nuôi tôm nước lợ, các Viện nghiên cứu, Hiệp hội, Doanh nghiệp có liên quan, hộ gia đình nuôi tôm tiêu biểu, cơ quan báo đài. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát và Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thành Phong chủ trì Hội nghị.

Sunday. November 9th, 2014