Xoài được cấp phép vào thị trường Nhật Bản

Theo đó, giống xoài trồng tại huyện Xuân Lộc được các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn và đồng ý cấp phép vào thị trường Nhật Bản. Hiện, tổng diện tích xoài của huyện Xuân Lộc sản xuất theo hướng GAP khoảng 54 ha, riêng xã Xuân Hưng có hơn 30 ha xoài VietGAP.
Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, đã xác nhận thông tin trên. Tuy nhiên, đến thời điểm này sở vẫn chưa nắm được những quy định cụ thể về các tiêu chuẩn đối với trái xoài để có thể nhập được xuất sang thị trường Nhật Bản.
Trước mắt, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cũng như sở đang bàn các giải pháp để nâng cao chất lượng và diện tích trồng xoài, triển khai các dự án nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xoài hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, dự án chất tạo màng trên trái xoài giúp kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch... để đón đầu và nắm bắt cơ hội trên.
Trước đó, đoàn doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đã đến khảo sát thực tế các vườn cây ăn trái tại Đồng Nai. Đoàn đã đánh giá cao chất lượng trái xoài được trồng tại tỉnh và bày tỏ mong muốn nhập xoài về nước của họ với số lượng lớn.
Related news

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được chia thành bốn trụ cột chính: Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất với tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ; Một khu vực kinh tế cạnh tranh; Sự phát triển công bằng và Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Ông Lê Bá Duy, Phó Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)- Chi nhánh Phú Tài, cho biết:

UBND tỉnh đã có văn bản số 5580/UBND-KTN đồng ý giới thiệu địa điểm để Công ty TNHH Thành Ly chuẩn bị đầu tư xây dựng Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại xã Cát Thành và xã Cát Hải (huyện Phù Cát) với diện tích trên 480 ngàn m2.

Trong 5 năm qua, huyện Vĩnh Thạnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM);

Đó là đánh giá của Liên minh HTX tỉnh tại Hội nghị tổng kết hoạt động HTX năm 2015 do Liên minh HTX tỉnh tổ chức ngày 24.11 tại TP Quy Nhơn.