Xây Dựng Thương Hiệu Gà Đồi
Nhờ chăn nuôi đúng quy trình, đàn gà hàng nghìn con của hộ tham gia mô hình tại thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) đã đạt trọng lượng bình quân từ 1,2 – 1,5 kg 2 tháng.
Vài năm lại đây, sản phẩm gà đồi đã có mặt ở hầu hết quán ăn, nhà hàng đặc sản và là món ăn ưa thích của hầu hết người tiêu dùng. Thương hiệu gà đồi cũng được tin, chuộng vì lẽ đó. Tại tỉnh Hòa Bình, qua khảo sát, nhiều huyện có tiềm năng và lợi thế về đồi, bãi để phát triển chăn nuôi gà đồi, góp phần tăng tổng đàn gia cầm, nâng cao thu nhập, làm giàu cho hộ chăn nuôi.
Năm 2012, Chi cục Thú y tiến hành nuôi thử nghiệm với số lượng con giống khoảng 1.000 con. Kết quả mang lại khả quan, cùng với chất lượng thịt chắc, thơm, đầu ra tiêu thụ sản phẩm ổn định, giá cả có lợi đã giúp hộ tham gia chăn nuôi có lãi, tin tưởng vào việc chăn nuôi thành công.
Chuẩn bị đủ mọi điều kiện trước khi xây dựng mô hình vào trung tuần tháng 6 vừa qua, Chi cục Thú y đã phối hợp với trạm thú y huyện Lạc Thủy và các công ty CP chăn nuôi Hòa Bình, thức ăn ANT Hà Nội, thuốc thú y Navetco chi nhánh Hà Nội tiếp tục triển khai mô hình xây dựng thương hiệu gà đồi với quy mô lớn hơn đã chọn 4 hộ tham gia là những hộ đáp ứng được các tiêu chí về chuồng trại, nguồn lực phối hợp, địa bàn lựa chọn gồm xã Hưng Thi, Phú Thành và thị trấn Chi Nê.
Bà Phạm Thị Hương – trưởng trạm thú y huyện Lạc Thủy cho biết: Có 4 hộ tham gia thì 2 hộ chăn nuôi quy mô 1.000 con/hộ. 2 hộ chăn nuôi quy mô 500 con/hộ. Các hộ đều rất phấn khởi khi tiếp nhận mô hình bởi ngoài được hỗ trợ 100% con giống (3 loại bao gồm giống gà ta, gà Lương Phượng, gà nơ gor) còn được hỗ trợ 18 tấn thức ăn chăn nuôi và cả thuốc phòng bệnh.
Bà Đỗ Thị Hoa ở xóm 9, xã Hưng Thi là một trong 4 hộ được lựa chọn thực hiện mô hình. Ngoài thức ăn cho gà được hỗ trợ, gia đình bà còn có đầy đủ điều kiện về chuồng trại quy hoạch và diện tích vườn rừng để đàn gà đến giai đoạn thả có thể tự tìm kiếm thức ăn.
Qua kiểm tra, theo dõi, giám sát việc tổ chức chăn nuôi của gia đình bà Hoa cũng như 3 hộ khác, đồng chí Trần Tiến Trường, Chi cục phó Thú y đánh giá: Gà được các hộ nuôi theo đúng quy trình hướng dẫn, phát triển đồng đều và sạch bệnh. Từ lúc bàn giao đến hộ, con giống mới được 1 ngày tuổi, đến nay sau gần 2 tháng chăm sóc, cho ăn theo phương thức chăn nuôi thả vườn, đồi, trọng lượng bình quân mỗi con đã đạt từ 1,2 – 1,5 kg. Khuyến cáo bà con chăn nuôi, việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật cho ăn, chăm sóc, thả đồi có vai trò quyết định chất lượng gà đồi, uy tín đầu ra sản phẩm.
Cũng theo đồng chí Chi cục phó Thú y, mô hình chăn nuôi gà đồi bắt đầu từ ý tưởng xây dựng thương hiệu sản phẩm gà đồi Hòa Bình. Với sự quan tâm, ủng hộ của tỉnh, các công ty tài trợ về giống, thức ăn, thuốc thú y, mô hình được thực hiện trình diễn thí điểm trong khoảng thời gian 6 tháng…
Không còn bao lâu nữa là tới thời điểm nghiệm thu, qua việc giám sát từng giai đoạn phục vụ cho đánh giá, tổng kết, cơ quan phối hợp xây dựng lạc quan vào hiệu quả mà mô hình sắp tới sẽ mang lại. Một trong những yếu tố quan trọng đang được cơ quan thú y địa phương thúc đẩy là quảng bá, kết nối thị trường cung ứng sản phẩm gà đồi ổn định để hộ chăn nuôi yên tâm duy trì sản xuất lâu dài.
Đồng chí Trường chia sẻ thêm: Trong tương lai không xa, khi mô hình thành công có ảnh hưởng, tác động không ít đến nhận thức của hộ chăn nuôi. Mục tiêu của mô hình là tranh thủ huy động nguồn tài trợ để mở rộng đầu tư, hỗ trợ vào những năm tiếp theo, đồng thời sau chăn nuôi thí điểm sẽ thúc đẩy, an rộng phong trào chăn nuôi gà đồi ở các địa phương, góp phần cung cấp sản phẩm gà có chất lượng, an toàn cho thị trường, động viên hộ chăn nuôi làm giàu chính đáng.
Related news
Bấy lâu nay, bà con nông dân và người tiêu dùng tỉnh Quảng Bình đã quen thuộc với khái niệm về thực phẩm xanh, sạch, như: rau sạch, nấm sạch… Duy chỉ có “gà sạch” là vẫn còn khá lạ lẫm và ít người quan tâm đến.
Nếp cái hoa trắng (hay còn gọi là nếp cao cây, nếp tháng 9) là giống lúa quý được gieo cấy tại Bắc Ninh với nhiều ưu điểm và giá trị kinh tế cao. Việc phục tráng vào bảo tồn giống lúa này không chỉ có ý nghĩa về đa dạng sinh học mà còn góp phần phát triển các vùng lúa hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian qua, UBND tỉnh Long An đã có chủ trương tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững; trong đó, tập trung chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa, nhất là những vùng đất cao, xám bạc màu kém hiệu quả theo phương thức luân canh nhằm tăng thu nhập cho người nông dân và nhóm cây trồng cạn chủ lực cần tập trung là mè, bắp và đậu phộng.
Sau hơn một năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nền nông nghiệp Quảng Nam đã có diện mạo tươi sáng hơn, đưa giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với sản xuất lúa, trong đó cây ngô, cây lạc khẳng định tính ổn định và bền vững.
Tháng 1-2014, dự án rau an toàn thuộc Khu thực nghiệm Nông nghiệp công nghệ cao (Sở KH&CN) được khởi động, đến nay, cung ứng 500-700kg rau an toàn mỗi ngày. Với quy trình sản xuất chặt chẽ, khoa học, dự án được cấp giấy chứng nhận VietGap và trở thành một vùng rau an toàn duy nhất được công nhận trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ở thời điểm này.