Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhãn Sông Mã (Sơn La)

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhãn Sông Mã (Sơn La)
Publish date: Saturday. August 8th, 2015

Trải qua bao thăng trầm, những cây nhãn đã trụ vững và trở thành loại cây mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân, từ trồng nhãn, rất nhiều hộ dân đã thoát khỏi đói nghèo.

Hiện nay, huyện Sông Mã (Sơn La) có trên 4.268 ha nhãn đang cho thu hoạch, phân bổ ở 19 xã, thị trấn, nhưng tập trung nhiều ở các xã vùng dọc sông Mã như Chiềng Khương, Chiềng Khoong, Nà Nghịu, Chiềng Cang, Mường Lầm, Huổi Một. Năng suất bình quân đạt 7,5 tấn/ha. Tuy nhiên, do trồng lâu năm, lại không được chăm sóc, nên nhiều diện tích nhãn đã thoái hóa, già cỗi, năng suất thấp.

Bước đột phá là từ năm 2012, để giúp người dân từng bước áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi cơ cấu giống, thời vụ thu hoạch, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, huyện Sông Mã đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học ghép cải tạo bằng giống nhãn PHM 99-11 và nhãn Hương Chi (nhãn chín muộn) tại bản Mé xã Nà Nghịu và bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong. Từ mô hình 1 ha nhãn đã được nhân rộng trên địa bàn, đến nay, toàn huyện có khoảng 500 ha nhãn ghép tại các xã Chiềng Khương, Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Nà Nghịu, Yên Hưng, Chiềng Sơ, Thị trấn; đã cho thu hoạch khoảng 300 ha, năng suất bình quân 10 tấn/ha, với giá bán bình quân từ 18.000 - 20.000 đồng/kg.

Theo đánh giá, nhãn ở Sông Mã chín sớm hơn, quả to, đẹp, sáng và thơm ngọt hơn các địa phương khác. Khoảng 60% sản lượng được các thương lái thu mua mang đi tiêu thụ ở thị trường các tỉnh lân cận, còn lại, người dân Sông Mã tự xây dựng các lò sấy thủ công để chế biến những quả nhãn loại nhỏ thành long nhãn. Sản phẩm long nhãn Sông Mã được thương lái Hà Nội, Hưng Yên, Lạng Sơn lên thu mua. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với việc tiêu thụ nhãn là vẫn còn phụ thuộc vào thị trường, nhiều thành phần tham gia thu mua gây khó khăn cho việc quản lý thị trường, cũng như giá cả, tình trạng tranh mua, tranh bán vẫn xảy ra.

Là một trong những hợp tác xã mới thành lập, HTX Hoàng Tuấn có 26,4 ha nhãn ghép đã cho thu hoạch. Do được chăm sóc tốt và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mỗi ha thu 240 triệu đồng/năm, gấp 3,5 lần so với giống nhãn địa phương trước đây. Ông Đào Ngọc Bằng, Chủ nhiệm Hợp tác xã cho biết: Ngoài tập trung chăm sóc, HTX còn tham gia mở rộng diện tích nhãn ghép cho những người dân có nhu cầu. Chất lượng, năng suất sản phẩm đã được cải thiện, chúng tôi rất mong thời gian tới, huyện Sông Mã sẽ xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm nhãn, để tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Từ cuối năm 2014, huyện Sông Mã đã làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ để tư vấn định hướng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhãn Sông Mã. Thời gian xây dựng thương hiệu sản phẩm sẽ thực hiện trong 2 năm (2015 - 2016). Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã đề xuất hướng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhãn Sông Mã và triển khai thực địa vùng nguyên liệu nhãn tại bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong.

Để quả nhãn Sông Mã thực sự có chỗ đứng trên thị trường, ngoài việc tăng năng suất, chất lượng quả, thì việc xây dựng thương hiệu là điều hết sức quan trọng. Về vấn đề tiêu thụ và đưa sản phẩm nhãn ra bên ngoài, cần xây dựng nhãn hiệu, có sự bảo hộ về pháp lý và những chỉ dẫn địa lý cụ thể để khách hàng biết đến. Nếu làm được điều đó, sản phẩm nhãn Sông Mã sẽ ngày càng được nhiều người biết đến và cây nhãn sẽ là cây làm giàu cho người dân.


Related news

Đời Theo Những Cánh Ong Đời Theo Những Cánh Ong

Lên Tây Nguyên cắm chốt trong rừng cà phê, về đồng bằng đón hoa keo lá tràm, quanh năm sống tạm bợ trong lều tạm. Đấy là cuộc sống của những người nuôi ong lấy mật.

Friday. November 1st, 2013
Nông Nghiệp Kết Hợp Khai Thác Du Lịch Sinh Thái Cộng Đồng Tại Các Tỉnh Miền Đông Nam Bộ Nông Nghiệp Kết Hợp Khai Thác Du Lịch Sinh Thái Cộng Đồng Tại Các Tỉnh Miền Đông Nam Bộ

Từ ngày 18/10 đến 20/10/2013, Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại TP. tổ chức cho nông dân sản xuất giỏi, Hội viên Hội Làm vườn và khuyến nông viên các quận huyện tham quan mô hình, học tập kinh nghiệm sản xuất trong phát triển rau VietGAP và an toàn thực phẩm, hoa kiểng kết hợp khai thác du lịch sinh thái cộng đồng ở các tỉnh miền Đông Nam bộ qua đó giúp cho nông dân TP.HCM có dịp trao đổi, học tập những mô hình hiệu quả kinh tế cao của các tỉnh về phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương. Trong 03 ngày đoàn được tham quan các mô hình như vườn hoa địa lan Anh Quỳnh với diện tích khoảng 6000m2, 20.000 chậu, 12 giống địa lan các loại được nhập từ các nước như Úc, Nhật…

Friday. November 1st, 2013
Nâng Cao Năng Suất, Giá Trị Thuỷ Sản Nâng Cao Năng Suất, Giá Trị Thuỷ Sản

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của Bắc Giang rất lớn. Nếu khai thác diện tích mặt nước hợp lý kết hợp đưa giống mới, đầu tư thâm canh, gối vụ thì năng suất, giá trị thuỷ sản sẽ cao hơn rất nhiều.

Friday. November 1st, 2013
Triển Khai Dự Án Chăn Nuôi 20.000 Con Bò Sữa Triển Khai Dự Án Chăn Nuôi 20.000 Con Bò Sữa

Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa (Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk góp 95% vốn) vừa triển khai dự án chăn nuôi bò sữa quy mô lớn với hơn 2.490ha đất xây dựng hệ thống chuồng trại và trồng cỏ để cung cấp thức ăn cho 20.000 con bò sữa.

Friday. November 1st, 2013
Bắt Được Cá Lạ Còn Sống Nặng Hơn 350 Kg Bắt Được Cá Lạ Còn Sống Nặng Hơn 350 Kg

Anh Chu Văn Thủy (trú tại thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), là ngư dân bắt được con cá lạ cho biết: “Vào khoảng 11 giờ 45 vào trưa ngày 31-10, trong lúc đang kéo lưới đánh cá ngoài khơi cách xã Kỳ Lợi chừng 4 hải lý thì thấy một vật nặng mắc vào lưới, khi kéo lên mới phát hiện vật nặng đó là một con cá rất to và lạ. Lần đầu tiên tôi thấy con cá lạ thế này nên tôi đã báo về cho gia đình tập trung ngư dân trong xã ra bắt. Sau 2 giờ vật lộn mới đưa được cá vào bờ”.

Saturday. November 2nd, 2013