Xây dựng nhãn hiệu bảo hộ dâu tây Đà Lạt
Theo UBND TP Đà Lạt, nhiều năm qua, mỗi khi dâu tây Đà Lạt có giá cao, không ít thương lái đã nhập dâu Trung Quốc về bán tại nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Đà Lạt, với mác “Dâu tây Đà Lạt”. Điều này đã ảnh hưởng xấu rất lớn đến uy tín, chất lượng và thương hiệu dâu tây được trồng tại Đà Lạt.
Khi được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận bảo hộ nhãn hiệu “Dâu tây Đà Lạt”, người sản xuất, kinh doanh, buôn bán các sản phẩm liên quan đến dâu tây tại Đà Lạt và các huyện lân cận sẽ được gắn nhãn hiệu bảo hộ để phân biệt với các loại dâu tây sản xuất ở địa phương khác.
Hiện trung bình mỗi năm Đà Lạt có khoảng 120ha dâu tây các loại, đó là chưa kể một diện tích dâu tây rất lớn được trồng tại huyện Lạc Dương. Những năm gần đây, một số doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã tới Đà Lạt đầu tư trồng dâu tây theo ứng dụng công nghệ cao.
Dâu tây Đà Lạt giá bán tại vườn cao nhất được ghi nhận đến thời điểm này là 400.000 đồng/kg, thuộc về chi nhánh Công ty TNHH MTV Create Star Việt Nam tại Lâm Đồng, thuộc tập đoàn Hoshina Group (Nhật Bản).
Related news
Hôm qua, 12-4, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) công bố sẽ cung cấp 100% thịt heo đạt chứng nhận VietGAP trên toàn bộ 309 điểm bán của Vissan tại các siêu thị trên toàn quốc và 146 điểm tại các chợ truyền thống, kể từ ngày 15-4-2016.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, lũy kế xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2016 đạt hơn 1,4 triệu tấn, trị giá FOB đạt 577,3 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân FOB đạt 404,75 USD/tấn.
Chiều nay (14.4), ông Nguyễn Đình Toản, Phó chủ tịch UBND huyện Ea Súp (Đắk Lắk) cho biết, huyện đang họp bàn phương án di dời đàn gia súc của nhân dân đi tránh hạn.