Xám Mã Lại
Những con gà mã lại có bộ lông màu xám lợt hoặc đặm đều đựơc gọi chung là xám mã lại. Các tay nuôi gà thường chuộng gà xám có bộ lông khô như câu:
Nhất xám khô, nhì ô ướt.
Hợp cách về màu
Hiện tại thì những người chơi gà nòi ở Việt Nam chưa đặt ra một tiêu chuẩn nào về hợp cách của một con gà nòi và bộ lông của nó. Tuy nhiên, đối với những vị sư kê đã từng đá gà ở miền Nam thì sự hợp cách cũng đã được nhiều người chú ý và áp dụng. Những dữ kiện về hợp cách của màu lông sau đây là dữ kiện do một hội viên của Hội Gà Nòi Việt Nam cung cấp. Những dữ kiện này không phải là tiêu chuẩn chính thức do một cơ quan có thẩm quyền nào đặt ra mà chỉ là những dữ kiện đã từng được các vị sư kê tại miền Nam áp dụng thời trước năm 1975.
Màu chân
Gà chân trắng được xem là hợp cách và thượng hạng cho tất cả các màu lông ngoại trừ gà xám mã lại và ó mã lại có bộ lông màu nâu.
Màu mỏ
Màu mỏ phải giống màu chân nếu không thì là không hợp cách
Màu mắt
Gà có màu mắt trắng xanh là thượng phẩm. Gà này khônMắt màu trắng thường là nhất phẩm. Gà dữ
Mắt màu đen là nhị phẩm. Gà hiểmMắt màu vàng thau là tam phẩm. Gà lì
Mắt màu đỏ là gà tồi. Gà này dễ bị loà ở nước khuya.
Hợp cách cho gà Xám Mã Lại là:
Chân vàng + mắt vàng = Hạng nhấtChân xanh + mắt trắng = Hạng nhì
Chân đen + mắt trắng = Hạng baChân trắng = Thất cách
Related news
Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng nhiều, ít bệnh tật đòi hỏi người nuôi phải chuẩn bị đầy đủ các bước hướng dẫn nuôi cơ bản mới đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Thuật ngữ chuyên môn tiếng Anh gọi hiện tượng cắn mổ nhau ở gia cầm là “cannibalism”.
Hiện tượng này có thể gây thiệt hại lớn về tỷ lệ chết, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế nếu không được phát hiện sớm.
Kỹ thuật nuôi gà lôi lam đuôi trắng đã trở thành niềm say mê của nhiều dân chơi gà cảnh bởi đây là giống gà quý hiếm được liệt vào danh sách được bảo vệ.
Kỹ thuật nuôi gà mặt quỷ dù hơi mạo hiểm vì giá con giống khá đắt nhưng nếu thành công thì sẽ mang lại nguồn lợi kinh tế cực khủng cho gia đình.