Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xã Hoằng Phụ (Thanh Hóa) Khai Thác Thế Mạnh Vùng Triều, Nuôi Thủy Sản Theo Hướng Hiệu Quả, Bền Vững

Xã Hoằng Phụ (Thanh Hóa) Khai Thác Thế Mạnh Vùng Triều, Nuôi Thủy Sản Theo Hướng Hiệu Quả, Bền Vững
Publish date: Monday. November 10th, 2014

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) có 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong các năm vừa qua diện tích nuôi tôm công nghiệp tại địa phương năng suất thấp, chủ đồng chưa có lợi nhuận.

Mặc dù nuôi tôm công nghiệp hiệu quả kinh tế chưa cao nhưng Hoằng Phụ vẫn xác định nuôi trồng thủy sản là mũi nhọn phát triển kinh tế ở địa phương. Đối với  94 ha vùng ngoại đê, UBND xã Hoằng  Phụ đã và đang tiếp tục chỉ đạo chủ ao đầm  nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, cua là đối tượng chính, tôm rảo, cá các loại, rau câu... là đối tượng thu thường xuyên, nuôi cá rô phi cuối vụ ở một số ao đầm bảo đảm ăn chắc trong mùa mưa, bão. Mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he chân trắng, vẹm, ngao... 

Năm 2014, Hoằng Phụ  đã đưa 10 ha vào nuôi tôm he chân trắng (tăng 4 ha so với năm 2013). 100% diện tích nuôi tôm he chân trắng được các chủ ao đầm thả từ  2 - 3 vụ/năm.  Từ đầu tháng 6 đến nay, các chủ ao đầm đã tiến hành thu hoạch tôm thương phẩm vụ 1 và vụ 2. Năng suất bình quân đạt 13 - 15 tấn/ha/vụ. Hiện tại, giá bán tôm he chân trắng thương phẩm ổn định, người nuôi  thu lợi nhuận cao.   Không những làm giàu cho gia đình, các hộ nuôi tôm he chân trắng tại Hoằng Phụ còn tạo  việc làm cho hàng trăm lao động thời vụ.

Ông Nguyễn Bá Hùng (chủ ao nuôi tôm he chân trắng tại thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ), phấn khởi cho biết: Gia đình ông đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ao nuôi đồng bộ, hiện đại phục vụ nuôi tôm he chân trắng 3 vụ/năm.  Năng suất tôm thương phẩm đạt cao (bình quân đạt 14 tấn/ha/vụ). Sau khi trừ mọi chi phí,  còn lãi hơn 500 triệu đồng/ha/vụ.

Theo kinh nghiệm của ông Hùng: Nuôi tôm he chân trắng có nhiều cái lợi, đó là  thời gian nuôi ngắn (khoảng 80 ngày) có thể cho thu hoạch tôm thương phẩm. So với tôm sú, tôm he chân trắng dễ nuôi do chịu được môi trường thay đổi, thích nghi với độ mặn, chịu được nhiệt độ thấp, tôm phàm ăn, cho năng suất cao.

Do chi phí sản xuất thấp nên giá thành tôm he chân trắng thương phẩm thấp, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, ngoài mắc các loại bệnh như tôm sú, tôm he chân trắng còn có thể mang bệnh vi rút taura nguy hiểm có thể lây sang tôm sú. Để nuôi tôm he chân trắng thành công cần nguồn vốn lớn đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ; chọn mua được con giống sạch bệnh; quản lý tốt môi trường nuôi để không xảy ra dịch bệnh và có cơ sở tiêu thụ sản phẩm ổn định.

Thực tế cho thấy, nuôi tôm he chân trắng lãi cao hơn nhiều lần so với tôm sú. Đề nghị huyện Hoằng Hóa và xã Hoằng Phụ tạo điều kiện để người dân nhận thầu đất bãi bồi ven sông đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm he chân trắng trong các năm tới.

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ, cho biết: Hiện nay, xã có hàng chục ha đất bãi bồi ven sông. Để tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn mở rộng diện tích  nuôi tôm he chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững, UBND xã đã rà soát diện tích bãi bồi ven sông, quy hoạch, bước đầu chuyển 20 ha  sang nuôi tôm he chân trắng.

Đồng thời, xã đã hỗ trợ xây dựng đường điện (từ trạm điện của xã đến các khu đồng nuôi) và vận động, khuyến khích các đơn vị, cá nhân có điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ và kinh nghiệm nhận thầu ao đầm nuôi tôm he chân trắng. Đến tháng 10-2014 đã có 12 hộ nhận thầu 10 ha nuôi tôm he chân trắng. Ngoài ra,  UBND xã Hoằng Phụ chỉ đạo các chủ ao đầm  tăng cường  kiểm dịch, quản lý nghiêm ngặt chất lượng con giống.

Xã có kế hoạch tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, hoàn chỉnh công nghệ, quy trình kỹ thuật nuôi để phổ biến rộng rãi cho người dân kiến thức kiểm tra, đánh giá chất lượng tôm giống, chăm sóc, quản lý tôm nuôi, sử dụng hóa chất, thức ăn, thuốc kháng sinh đúng liều lượng, nâng kích cỡ tôm nuôi, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ xuất khẩu và bảo vệ môi trường.

Nguồn bài viết: http://thuysanvietnam.com.vn/xa-hoang-phu-thanh-hoa-khai-thac-the-manh-vung-trieu-nuoi-thuy-san-theo-huong-hieu-qua-ben-vung-article-10019.tsvn


Related news

Thu nhập tiền triệu mỗi ngày nhờ nuôi ruồi lính đen Thu nhập tiền triệu mỗi ngày nhờ nuôi ruồi lính đen

Với kỹ thuật chăn nuôi đơn giản, tiết kiệm chi phí, ruồi lính đen có nhiều lợi ích đối với môi trường, bảo đảm an toàn với vật nuôi và sức khoẻ con người.

Monday. December 7th, 2020
Hiệu quả từ mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm Hiệu quả từ mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm

Với ưu điểm dễ nuôi, đầu ra ổn định, nhiều hộ dân đang lựa chọn sò huyết để nuôi trong vuông tôm thay vì nuôi tôm, cua theo truyền thống

Friday. December 11th, 2020
Trồng chanh tứ mùa thu ổn định hàng trăm triệu đồng Trồng chanh tứ mùa thu ổn định hàng trăm triệu đồng

Khi cây cam đang phải đối diện với bài toán tiêu thụ do diện tích trồng quá lớn, nhiều hộ dân ở Tuyên Quang lựa chọn trồng chanh tứ mùa để phát triển kinh tế.

Monday. December 14th, 2020
Nuôi cá hồi, cá tầm trên đỉnh Pù Rinh Nuôi cá hồi, cá tầm trên đỉnh Pù Rinh

Chọn được dòng suối trên đỉnh Pù Rinh, ông Sâm thực hiện dự án nuôi cá hồi, cá tầm. Ông là người duy nhất tại tỉnh Thanh Hóa nuôi thành công giống cá này.

Tuesday. December 15th, 2020
Một giống bưởi cực chất lượng do nông dân lai tạo Một giống bưởi cực chất lượng do nông dân lai tạo

Xuất bán hơn 40 nghìn cây giống mỗi năm với giá bán từ 30 – 35 nghìn đồng/cây, số tiền chúng tôi tự nhẩm tính được lên tới hơn 2 tỷ đồng/năm.

Friday. December 18th, 2020