Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vượt Khó Nhờ Chăn Nuôi

Vượt Khó Nhờ Chăn Nuôi
Publish date: Saturday. February 22nd, 2014

Theo anh Quàng Văn Phiêu ở bản Pó Lý, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn (Sơn La): “Chăn nuôi rất quan trọng với kinh tế hộ. Dù nghèo nhưng nếu nuôi thêm được 5-7 mái gà, 1-2 con lợn hoặc 3-4 con dê là mỗi năm tăng thu thêm tiền triệu đấy...”.

Tích tiểu thành đại

Anh Phiêu được công nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 5 năm liền, với mức thu nhập mỗi năm cả tỷ đồng từ trồng ngô và kinh doanh dịch vụ nông sản. Nhưng khi đến nhà anh Phiêu, chúng tôi vẫn thấy có nhiều chuồng trại chăn nuôi gà, lợn...

Anh nói: “Làm nông dân thì phải biết chú trọng chăn nuôi. Kiểu chăn nuôi nhỏ lẻ ấy, nếu không làm nguồn thực phẩm để đảm bảo thức ăn cho gia đình thêm tươi, thì sau nhiều ngày có thể bán được tiền triệu ngay. Ngay cả lúc tôi còn đói nghèo vẫn nuôi mấy con lợn, chục con gà, vịt.

Tuy cũng có ngày chẳng có gì cho chúng ăn nhưng cuối năm vẫn bán được mấy triệu bạc. Thế là có một khoản vốn để nhân đàn lớn hơn trong năm sau. Vợ chồng tôi đã đi lên bằng cách ấy và bây giờ tôi vẫn thích chăn nuôi nhưng với số lượng lớn hơn nhiều...”.

Đến với bản Kích, xã Pác Ma- Pha Khinh của huyện Quỳnh Nhai, nơi cả bản đều có mức thu nhập ở diện nghèo và cận nghèo nhưng hầu như nhà nào cũng có mấy con gia cầm, vài con lợn thịt, lợn nái...

Ông Hoàng Văn Dun - cán bộ bản giải thích: “Đây là cách xoá nghèo túng của chúng tôi. Bản vận động nhà ai cũng cố gắng nuôi lấy mấy con gia súc, gia cầm truyền thống, hộ có điều kiện hỗ trợ hộ khó khăn để tạo con giống cho nhau. Khi vào năm học mới, dịp tết, bán mấy con gà, con lợn là có tiền sắm quần áo mới cho con, thậm chí mua được cả tivi, đầu đĩa để nâng cao chất lượng cuộc sống”.

“Nhưng chăn nuôi kiểu này cũng phải biết cách. Dân nghèo thì chỉ chăn nuôi bằng phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn rơi vãi, kiếm được trên rừng, thậm chí bỏ đói vật nuôi mấy ngày. Vì thế đừng có chọn những giống con vật nuôi công nghiệp vì đói, rét là chúng chết ngay. Phải nuôi lợn bản, gà bản thì chúng mới biết tự tìm thức ăn. Phải nuôi số lượng ít theo kiểu tận thu và dứt khoát phải tiêm phòng dịch bệnh” - ông Dun cho hay.

Chăn nuôi để xóa nghèo túng

Sơn La hiện có đàn gia súc lớn nhất vùng Tây Bắc với gần 158.400 con trâu, trên 195.600 con bò, hơn 463.000 con lợn, đàn dê có tới 146.132 con...

Tuy là tỉnh miền núi với 80% dân số làm nông nghiệp, lợi thế đồng cỏ và thức ăn chăn nuôi sẵn có, nhưng nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Sơn La vẫn chưa được quan tâm và minh chứng là khá nhiều nguồn thực phẩm cùng những giống vật nuôi truyền thống lợn, gà, vịt, trâu, bò… vẫn phải nhập từ nơi khác về. Phải tới gần đây, nghề chăn nuôi nông hộ mới được quan tâm đúng mức.

Nói quan tâm đúng mức là vì có Nhà nước đổ vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi, còn người dân cũng dồn lực vào chăn nuôi. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La, năm 2013 dù có nhiều bất lợi về thời tiết, dịch bệnh, giá cả nhưng kết quả chăn nuôi vẫn tăng trưởng mạnh, đóng góp gần 50% vào tổng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp của tỉnh.

Trong đó, đàn trâu tăng 3%, đàn bò tăng 9,3%, đàn lợn tăng 18,4%, đàn dê tăng 20%, đàn gia cầm giảm 1,2%; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại tăng 35,7%, sản lượng sữa bò tươi tăng 22,1% và quan trọng nhất là “cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong tỉnh”.

Ông Mùa A Tu - dân bản Bún, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, từng chăn nuôi tới mấy chục con trâu, bò trong nhiều năm qua, tâm sự: “Bây giờ Nhà nước quan tâm, cho cán bộ dạy cách làm, cho dân vay vốn, cấp nhiều con giống tốt, có dịch vụ chăn nuôi, có cán bộ thú y bám dân, bám bản nên chăn nuôi thuận lợi lắm. Nhưng khổ nhất vẫn là thời tiết và dịch bệnh, nếu người dân được hỗ trợ tốt hơn để giảm thiểu thiệt hại về giá rét và dịch bệnh thì chắc chắn nghề chăn nuôi sẽ phát triển hơn nhiều”.


Related news

Đụng Lợn Đụng Lợn "Sạch” Ăn Tết

Ông Hoàng Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: "Nhà nhà nuôi lợn đón Tết đã trở thành phong trào trong toàn xã. Không nuôi vì mục đích kinh tế, chỉ mong cái Tết thêm an toàn, đầm ấm, vui vẻ. Mấy năm trở lại đây, tục ăn đụng thịt lợn trên địa bàn trở lại như Tết xưa”.

Friday. January 24th, 2014
Trồng Rau Sạch Theo Tiêu Chuẩn Viet GAP Trồng Rau Sạch Theo Tiêu Chuẩn Viet GAP

Vẫn những giồng đất đã gieo trồng lâu nay, nhưng thay vì cùng một giống thì đằng này mỗi khóm mỗi khác nhau. Không chỉ về chủng loại mà còn ngày, giờ xuống giống, thu hoạch. Sự đa dạng vừa để thử nghiệm vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngày nào cũng có rau để bán mà lại không sợ “đụng hàng”. Đây chỉ là một khác biệt nhỏ từ khi bà con trồng màu ở khu vực khóm 6, phường 4, TP. Sóc Trăng bắt đầu sản xuất mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP.

Friday. January 24th, 2014
Nấm Rơm Mùa Nghịch Cho Tết Nấm Rơm Mùa Nghịch Cho Tết

Nấm rơm chất 2 tuần cho sản phẩm và thu hoạch kéo dài khoảng 20 - 25 ngày. Bình quân vụ này năng suất đạt 3 - 4 tấn/ha, trừ hết các khoảng chi phí lãi trên 100 triệu đồng. Trồng nấm rơm 1 năm có thể luân canh từ 4 - 5 vụ ở các vùng đất bờ cao, thoáng mát, dễ thoát nước.

Friday. January 24th, 2014
Rau Sạch Đà Lạt GAP Rau Sạch Đà Lạt GAP

Năm 2013, Công ty TNHH Đà Lạt GAP (Phường 8 - Đà Lạt) vinh dự được Bí thư Thành ủy Đà Lạt Trần Đức Quận tặng Giấy khen của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Lạt ghi nhận thành tích “Xây dựng hệ thống quản lý Global GAP, xây dựng chuỗi thực phẩm sạch từ sản xuất đến bàn ăn”.

Friday. January 24th, 2014
Cà Phê Đắk Hà Được UTZ Certified Chứng Nhận Toàn Cầu Cà Phê Đắk Hà Được UTZ Certified Chứng Nhận Toàn Cầu

Chiều 22/1, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón chứng nhận cà phê quốc tế UTZ Certified. Theo một đại diện của UTZ Certified, đây là lần đầu tiên tổ chức này trao chứng nhận cho một sản phẩm cà phê bột của Việt Nam.

Friday. January 24th, 2014