Vùng thủy sản đua nhau làm hầm khí biogas
Xây dựng vùng nuôi
Ông Trần Thanh Bình – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Đoàn Kết cho biết: “Năm 2005, xã Đoàn Kết có chủ trương khuyến khích ND chuyển đổi từ lúa kém hiệu quả sang xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở thôn Tòng Hóa. Hội ND được UBND xã giao cho nhiệm vụ vận động, hướng dẫn và hỗ trợ các hộ dân tham gia chuyển đổi. Đến năm 2007, đã có 100 hộ ND tham gia chuyển đổi với diện tích hơn 30ha nuôi trồng thủy sản. Với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ chuyển đổi nên bà con tham gia rất nhiệt tình. Đến nay, toàn thôn Tòng Hóa có 131 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản với diện tích là hơn 56ha.
Tuy nghề nuôi thủy sản phát triển nhưng hệ thống xả chất thải chăn nuôi chưa được nhiều hộ dân quan tâm, gây ảnh hưởng tới môi trường sống hàng ngày. Với mục tiêu hướng tới xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản Tòng Hóa xanh – sạch – đẹp – bền vững, Hội ND xã đã tích cực tuyên truyền vận động bà con ND xây hầm khí biogas để bảo vệ môi trường.
Tháng 5.2015, Trung tâm Môi trường nông thôn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội ND tỉnh và Hội ND xã Đoàn Kết đã thực hiện chương trình xây hầm khí biogas cho 20 hộ dân thôn Tòng Hóa. “Tổng chi phí lắp đặt công trình biogas là 10,9 triệu đồng. Các hộ tham gia dự án được Hội ND tỉnh hỗ trợ (không hoàn lại) 4 triệu đồng/hộ. Nhiều hộ đăng ký tham gia xây hầm biogas, nhưng chương trình chỉ hỗ trợ được 20 hộ.
Vừa tiết kiệm, vừa sạch sẽ
Là một trong 20 hộ tham gia chương trình xây dựng hầm biogas, anh Phạm Văn Vương chia sẻ: “Gia đình tôi thường xuyên nuôi 50 con lợn/lứa, năm 3 lứa và hơn 1ha ao thả cá. Trước đây, chất thải từ nuôi lợn, tôi cho xả trực tiếp xuống ao cá. Nhiều khi mưa xuống, mùi hôi thối từ ao bốc lên rất khó chịu, cá chết. Trong khi đó, hàng năm gia đình tôi vẫn phải bỏ ra hơn 5 triệu đồng mua gas và than để đun nấu”.
"Dùng khí biogas để đun nấu vừa tận dụng được nguồn chất thải giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tiết kiệm được chi phí mua chất đốt. Tôi thấy việc sử dụng hầm biogas rất tiện lợi và thiết thực với ND”.
Anh Phạm Văn Vương
Nhưng từ khi xây hầm biogas, gia đình anh Vương không những không mất tiền mua chất đốt mà chuồng lợn cũng hết hẳn mùi hôi. “Dùng khí biogas để đun nấu vừa xử lý nguồn chất thải giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tận dụng được khí để đun nấu, tiết kiệm được chi phí mua chất đốt. Tôi thấy việc sử dụng hầm biogas rất tiện lợi và thiết thực với ND” - anh Vương phấn khởi nói.
Gia đình anh Vũ Tiến Năng cũng được Hội ND hỗ trợ xây hầm biogas. Dẫn chúng tôi tham quan công trình của mình, anh Năng chia sẻ: “Gia đình tôi thường xuyên nuôi 50 – 60 con lợn. Từ ngày có hầm biogas, ngoài phục vụ nấu ăn trong gia đình, tôi còn nấu cám cho lợn ăn. Thời gian đun nấu rút ngắn đáng kể…”.
Thấy xây lắp hầm khí biogas vừa tiết kiệm được chi phí mua chất đốt mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường nên nhiều hộ dân dù không trong chương trình hỗ trợ, vẫn tự bỏ tiền túi ra lắp đặt hầm khí biogas cho gia đình mình. "Đến nay, toàn xã Đoàn Kết có hơn 200 hộ xây hầm biogas, riêng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thôn Tòng Hóa chiếm hơn 60 hộ”- ông Bình cho hay.
Related news
Là địa phương có nghề nuôi và sản lượng tôm hùm lớn nhất cả nước, nhưng đến nay, nghề nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa vẫn còn bấp bênh, khó xây dựng được thương hiệu.
Những ngày qua, nông dân tại các vùng ngọt hóa của huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã bước vào mùa thu hoạch cá đồng.
Để tạo môi trường nuôi thích hợp và hạn chế các tác nhân làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm cần theo dõi các thông tin quan trắc cảnh báo về dịch bệnh trong khu vực để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.