Vụ nước sông ô nhiễm làm cá bè chết hàng loạt các doanh nghiệp lại chối bỏ trách nhiệm
Theo Sở NNPTNT tỉnh, cá bè của bà con ngư dân bị chết hàng loạt tới 3 lần liên tiếp trong tháng 9 vừa qua.
Tổng tính toán thiệt hại là hơn 18 tỷ đồng do khoảng 129 tấn cá bị chết.
Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM xác định nguyên nhân chính làm cá chết là nước sông Chà Và bị ô nhiễm, mà nguồn gây ô nhiễm chính là do hoạt động xả thải từ cống số 6 ra sông của các doanh nghiệp, chiếm 76% nguyên nhân;
có 15% nguyên nhân là do hoạt động nuôi cá lồng bè của bà con chưa khoa học, số lượng nuôi dày đặc.
Còn lại là các nguyên nhân do hình thức nuôi quảng canh (chiếm 5%), xả nước thải sinh hoạt (chiếm 2%).
Với tính toán như trên thì số tiền các doanh nghiệp phải đền bù cho người dân là trên 13,8 tỷ đồng.
Từ đó, Viện Môi trường và Tài nguyên đã đưa ra bảng tính toán tỷ lệ đóng góp nguồn thải cụ thể của từng doanh nghiệp.
Tại buổi đối thoại, 13/14 doanh nghiệp (một doanh nghiệp vắng mặt) vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt không phải do các nhà máy xả thải ra môi trường gây ô nhiễm.
Một số cho rằng do bà con ngư dân không biết cách chăn nuôi, chăm sóc, vệ sinh dẫn đến cá bị chết.
Các doanh nghiệp đều đưa ra những lý do rằng mình có hệ thống xử lý nước thải, đã được đầu tư… Khi ấy, ông Nguyễn Thanh Tịnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đặt vấn đề ngược lại: “Liệu các hệ thống đó có hoạt động hay không?”, thì nhiều doanh nghiệp im lặng.
Đại diện các Sở NNPTNT, Sở TNMT cho rằng, nếu các doanh nghiệp không đồng thuận thì đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn người dân làm các thủ tục khởi khiện ra Tòa án.
Cuối cùng, các doanh nghiệp đã xin thêm thời gian bàn bạc để thống nhất ý kiến trả lời UBND tỉnh trước ngày 10.12.
Related news
Thời gian qua, việc mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi, cây trồng không chỉ làm đa dạng mô hình sản xuất mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhiều nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Những ngày biển động, khi nhiều tàu đánh bắt nằm im gối bờ thì tàu đánh bắt cá chuồn, cá mập của ngư dân Nghĩa An (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) bắt đầu vào "mùa làm ăn". Công việc nguy hiểm, thời tiết không được thuận lợi, nhưng bù lại cho những nhọc nhằn là phiên biển "trúng đậm".
Bên cạnh mô hình luân canh tôm – lúa ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã khẳng định tính hiệu quả của vùng canh tác bền vững, thì mô hình luân canh tôm nước lợ với tôm càng xanh đã cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể.
Cứ mỗi độ tháng 7 âm lịch, người dân các xã Đức Phong, Đức Minh (Mộ Đức - Quảng Ngãi) và Bình Hải, Bình Phú, Bình Hòa (Bình Sơn) lại bước vào vụ trồng nén. Năm nay do mưa lũ lớn nên giá củ nén tăng cao, giúp nông dân có thêm thu nhập.
Từ lâu, rau má trở thành cây trồng giúp người dân Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế) thoát nghèo. Giờ đây, khi dự án “Sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap” được triển khai với hướng xây dựng “trà rau má” tiếp tục mở ra hướng đi mới cho kinh tế của địa phương này.