Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ Lúa Hè Thu Nông Dân Cùng Lắm Chỉ Lãi 14%

Vụ Lúa Hè Thu Nông Dân Cùng Lắm Chỉ Lãi 14%
Publish date: Saturday. June 15th, 2013

Theo nhiều nông dân và doanh nghiệp, do giá giống, phân bón đầu tư cho vụ này tăng, cộng với việc giá lúa vẫn đang giảm sút nên khả năng nông dân cùng lắm chỉ lãi 14%.

Theo kế hoạch, bắt đầu từ 15.6, các tỉnh, thành ĐBSCL sẽ triển khai thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo theo quyết định của Thủ tướng.

Thu mua nhỏ giọt

Nhiều nông dân tỏ ra lo lắng bởi giá lúa vụ hè thu hiện đang trồi sụt thất thường kèm theo đó là yếu tố thời tiết bất lợi (mưa dầm kéo dài), đầu ra thiếu ổn định khiến bà con lo sốt vó. Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích lúa hè thu của toàn vùng ĐBSCL đã thu hoạch được khoảng trên 230.000ha, với năng suất bình quân từ 5,3 – 5,5 tấn/ha.

Một thực tế đang diễn ra tại các địa phương khiến nhiều nông dân âu lo là, trước sức ép của nợ nần, tiền vật tư nông nghiệp, lãi suất ngân hàng, tiền vay “nóng” bên ngoài đang cận kề… kèm theo đó là chi phí để tái sản xuất cho vụ mùa tiếp theo, trong khi đó giá lúa lại bấp bênh dao động từ 3.400 – 4.100 đồng/kg (tùy vùng), buộc lòng bà con nông dân phải chạy đôn chạy đáo để tìm thương lái bán lúa mong sớm có tiền. “Giá lúa tươi ngoài đồng mấy ngày qua thương lái chỉ mua với giá từ 3.400-3.600 đồng/kg, người trồng lúa lỗ là cái chắc. Dù giá rẻ, nếu không bán thì biết dự trữ để đâu, bởi không có nơi tồn trữ, phơi sấy”– lão nông Nguyễn Văn Quang ở Châu Thành A, Hậu Giang than thở.

Trong khi người dân có nhu cầu bức thiết để bán lúa tươi ngoài ruộng, nhưng lại gặp nhiều trở ngại bởi các thương lái và doanh nghiệp “õng ẹo” chỉ thu mua nhỏ giọt. Nhiều nông dân trồng lúa phản ánh- giá thấp nhưng muốn bán cũng không dễ. Một số thương lái chỉ đến ngã giá cho qua loa, họ viện dẫn nhiều lý do chê đường vận chuyển khó khăn, lúa không đẹp… Biết bị ép giá nhưng hầu hết bà con phải bấm bụng bán lúa với giá thấp.

“Cùng lắm chỉ lãi 14%”

Ông Lê Văn Đời– Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho biết: Hiện nay, diện tích lúa hè thu của tỉnh đã thu hoạch được 15.000/76.000ha, năng suất bình quân 5,7 tấn/ha. Giá lúa dao động từ 3.400 – 3.800 đồng/kg, với giá này nông dân không có lãi, nếu có lãi cũng rất thấp. “Hướng tới đây, cần phải giao cho các doanh nghiệp gắn kết với cánh đồng mẫu lớn để bao tiêu đầu ra cho bà con nông dân; mặt khác doanh nghiệp nên có đặt hàng cho tỉnh, để từ đó tỉnh khuyến cáo nông dân trồng theo vùng nguyên liệu nhằm định hướng đầu ra bền vững. Doanh nghiệp cứ chạy theo thị trường thì nông dân trồng lúa sẽ gặp khó. Ngoài ra, nên có chính sách tái tạo đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu”– ông Đời kiến nghị.

Ông Phan Kim Sa - Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp cho biết: “Đến thời điểm này, nông dân trong tỉnh đã thu hoạch được hơn 60% trên diện tích 198.000ha toàn tỉnh. Hiện giá lúa tươi đã sụt giảm chỉ còn 3.900 – 4.000 đồng/kg, với cơ chế giá thành này người nông dân lãi cao nhất chỉ khoảng 14%”. Theo ông Sa, việc VFA chậm triển khai mua tạm trữ, khiến một lần nữa hơn 60% nông dân trong tỉnh lại không được hưởng chính sách này.

“Địa phương mong muốn VFA phối hợp với tỉnh, lựa chọn, phân bổ chỉ tiêu thu mua tạm trữ cho các doanh nghiệp mà tỉnh thấy có đủ năng lực thật sự và ưu tiên cho các doanh nghiệp này xuất khẩu theo các hợp đồng tập trung chứ không làm theo kiểu “ưu ái” như trước đây (tạm trữ giao cho doanh nghiệp này nhưng xuất khẩu lại giao cho doanh nghiệp khác)” - ông Phan Kim Sa bức xúc.

Lãnh đạo nhiều địa phương còn kiến nghị rằng, thời điểm triển khai thu mua phải dựa trên cơ sở của từng địa phương cho phù hợp, không thể lấy một mốc thời điểm bình quân chung rồi triển khai áp dụng cho toàn vùng ĐBSCL như thời gian qua là không hợp lý. Nên giao việc thu tạm trữ về cho tỉnh, tỉnh sẽ dựa trên lịch xuống giống của địa phương để quyết định thời điểm tạm trữ phù hợp, có lợi cho nông dân. Đồng thời, từng bước nâng cao mức tạm trữ lúa, vì lúa bảo quản được dài ngày và tạm trữ lúa sẽ cái thiện được chất lượng gạo trong quá trình xay xát.

UBND tỉnh Đồng Tháp đã có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết khó khăn trong sản xuất tiêu thụ lúa, gạo vụ hè thu năm 2013. Theo công văn này, việc phân bổ chi tiêu xuất khẩu đối với các hợp đồng tập trung nên công khai, minh bạch, tránh tình trạng một số doanh nghiệp có phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ nhưng không được phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu đối với các hợp đồng tập trung.


Related news

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Thỏ Và Dế Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Thỏ Và Dế

Anh Phạm Hồng Hải (phường Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) vừa được Hội nông dân tỉnh Khánh Hòa tôn vinh nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2011 – 2014, với mô hình nuôi thỏ và nuôi dế anh đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu ngay tại quê hương của mình.

Saturday. November 22nd, 2014
Sức Hút Cây Lúa Nhật Sức Hút Cây Lúa Nhật

“Sản xuất lúa Nhật thì đầu ra ổn định, không sợ bị rớt giá như các loại lúa khác, mình an tâm hơn. Bởi lẽ, được công ty ký hợp đồng đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” – ông Đức phấn khởi.

Saturday. November 22nd, 2014
Giá Mía Liên Tục Giảm, Nông Dân Lo Lắng Giá Mía Liên Tục Giảm, Nông Dân Lo Lắng

Ông Lê Thành Phương, nông dân trồng mía cho biết: “Chuẩn bị thu hoạch nhưng nghe nói giá mía đang giảm xuống nữa. Nếu mà mía giảm như vậy, người trồng sẽ gặp khó khăn. Mức giá này, nếu mía trúng, còn lời chút đỉnh, nếu mía ở dạng trung bình thì không có lời”.

Saturday. November 22nd, 2014
Thoát Nghèo Nhờ Cây Tiêu Thoát Nghèo Nhờ Cây Tiêu

Điển hình trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây tiêu vào trồng trọt ở xã Thái Thủy có gia đình anh Ngô Xuân Quang, ở thôn Bắc Thái. Nhờ loại cây trồng này, gia đình anh không những đã thoát được nghèo, mà còn vươn lên làm giàu. Gia đình anh Quang hiện có 4 ha đất đồi, ban đầu anh tập trung vốn liếng trồng các cây ngắn ngày như nén, gừng, khoai lang..., tuy nhiên lợi nhuận thu về không được bao nhiêu.

Saturday. November 22nd, 2014
Chọn Giống Đúng, Thu Hoạch Cao Chọn Giống Đúng, Thu Hoạch Cao

Đồng Nai là tỉnh đi đầu trong xây dựng nông thôn mới với huyện Xuân Lộc và TX.Long Khánh đều đã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Điểm nổi bật của 2 địa phương này là đã thực hiện tốt việc chuyển đổi giống cây trồng mới, xây dựng các vùng chuyên canh đạt hiệu quả kinh tế cao.

Saturday. November 22nd, 2014