Vỏ sầu riêng thường bỏ nay dùng làm băng keo kháng khuẩn
Vỏ sầu riêng chiếm đến hơn 50% trọng lượng sầu riêng, thường bị vứt hay đốt nên không có ích cho môi trường.
Từ vỏ sầu riêng vốn chỉ vứt đi thành rác, các nhà khoa học đã làm ra băng keo kháng khuẩn có ích trong cuộc sống
Để khắc phục việc này, một nhóm nghiên cứu ở Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) đã nghĩ ra cách mới để xử lý rác thải thực phẩm. Họ đã tìm ra cách chế biến vỏ sầu riêng thành băng keo cá nhân dạng gel kháng khuẩn, theo Reuters.
Quy trình được thực hiện như sau, đầu tiên là cắt lát vỏ sầu riêng và sấy đông khô rồi chiết xuất thành bột cellulose, sau đó trộn với glycerin. Hỗn hợp này chuyển thành một dạng hydrogel mềm, sau đó loại polymer này sẽ được cắt thành các miếng băng keo cá nhân.
“Singapore tiêu thụ khoảng 12 triệu quả sầu riêng một năm, ngoài phần múi sầu riêng thì phần vỏ và hạt chỉ có bỏ đi và điều này đã gây nên ô nhiễm môi trường," Giáo sư William Chen, Giám đốc Chương trình Khoa học và Công nghệ Thực phẩm tại Đại học Công nghệ Nanyang cho biết.
Cũng sử dụng công nghệ này, giáo sư Chen cho biết có thể chuyển đổi những loại rác thải thực phẩm khác, như đậu nành và các hạt ngũ cốc đã qua sử dụng thành dạng hydrogel, giúp hạn chế lượng rác thải.
So sánh với các loại băng keo truyền thống, thì băng keo từ vỏ sầu riêng như trong thí nghiệm có thể giúp giữ các vết thương được mát và ẩm hơn, từ đó giúp vết thương nhanh lành hơn.
Về chi phí, các nhà nghiên cứu cho biết sử dụng các loại rác thải và men cho các loại băng keo cá nhân kháng siêu vi khuẩn thì hiệu quả hơn các loại băng keo truyền thống, vốn có các chất kháng khuẩn được trích xuất từ các hợp chất kim loại đắt tiền hơn như ion bạc hoặc đồng.
Related news
Sản phẩm men vi sinh này đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu thành công và ứng dụng trong thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Các cuộc thử nghiệm đang được tiến hành ở tỉnh Chiba, khu vực sản xuất lê chính của Nhật Bản và tỉnh Yamanashi, vùng trồng nho chính ở miền trung Nhật Bản.
Các nhà nghiên cứu Campuchia sẽ sớm ra mắt giống lúa mới có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, cho năng suất cao hơn so với các giống truyền thống