VN vẫn nhập khẩu rau quả nhiều nhất từ Thái Lan

Theo đại diện Hiệp hội, đây là số liệu được tổng hợp từ nguồn Hải quan và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các loại trái cây Thái Lan xuất khẩu nhiều sang Việt Nam bao gồm sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, me, măng cụt, xoài.
Trung Quốc là nước đứng thứ hai sau Thái Lan với giá trị nhập khẩu đạt gần 79,1 triệu đô la Mỹ. Các nước tiếp theo là Mỹ với hơn 36,51 triệu đô la Mỹ, Myanmar đạt 29,78 triệu đô la Mỹ, Nam Phi đạt hơn 9,74 triệu đô la Mỹ, New Zealand đạt gần 8,7 triệu đô la Mỹ.
Nếu so với bảy tháng năm 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam giảm 0,58%.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là thị trường mà Việt Nam xuất khẩu rau quả nhiều nhất, với trị giá hơn 282,5 triệu đô la Mỹ. Các thị trường lớn tiếp theo Việt Nam xuất khẩu rau quả đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Hà Lan, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Nga và Singapore.
Số liệu tổng hợp từ Bộ NN&PTNT cũng cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 8-2015 của Việt Nam ước đạt 118 triệu đô la Mỹ, 8 tháng năm 2015 xuất khẩu ước đạt 1.081 triệu đô la Mỹ, ước đạt 103% so với cùng kỳ 2014 (năm 2014 đạt 1049 triệu đô la Mỹ).
Kim ngạch nhập khẩu rau quả, tháng 8-2015 ước đạt 71 triệu đô la Mỹ, 8 tháng năm 2015 ước đạt 379 triệu đô la Mỹ đạt 105,3% so với cùng kỳ 2014 (360 triệu đô la Mỹ). Tháng 8-2015 rau quả ước xuất siêu 47 triệu đô la Mỹ và 8 tháng 2015 rau quả ước xuất siêu 702 triệu đô la Mỹ.
Related news

Ngày 11-10, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức “Hội thảo phát triển nghề nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả, bền vững”.

Không giống như phần lớn nông dân chọn trồng cây cao su, điều, tiêu, gia đình anh Ngô Văn Ai ở ấp 6, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) lại chọn mô hình trồng xoài xen chanh bông tím mang lại hiệu quả cao gần chục năm nay.

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở lươn đồng giai đoạn giống, giai đoạn nuôi thương phẩm và các biện pháp phòng, trị bệnh”. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 886,5 triệu đồng, từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ.

Thấy hiệu quả từ việc nuôi heo rừng lai, hai anh em rể Nguyễn Văn Nhẫn và Vũ Ngọc Hùng (thôn 3, xã Tiên Lãnh, Tiên Phước - Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư mô hình này và bước đầu cho kết quả khả quan.

Vụ xuân 2012, xã Nghĩa Tân- vùng chuyên trồng lúa đặc sản của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã ứng dụng TBKT, mở rộng diện tích gieo sạ hàng. Đây là năm đầu tiên địa phương này tổ chức gieo sạ đại trà.