VietShrimp 2018: Hội tụ các thương hiệu hàng đầu
150 doanh nghiệp uy tín trong nước và quốc tế, thuộc lĩnh vực thủy sản nói chung và tôm nói riêng sẽ hội tụ tại Hội chợ Triển lãm Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 2 năm 2018 (VietShrimp 2018) tại Bạc Liêu.
Nguồn: TSVN
Điểm hẹn thương hiệu
Theo thông tin từ Ban tổ chức, VietShrimp 2018 là một trong những Hội chợ chuyên ngành về tôm có quy mô lớn nhất tại Việt Nam với sức chứa khoảng 200 gian hàng, trên tổng diện tích 2.262 m2. Các sản phẩm tham gia trưng bày phong phú và đa dạng, từ con giống sạch bệnh, kháng bệnh; thức ăn nuôi tôm; chế phẩm sinh học; thuốc phòng trị bệnh; công nghệ, thiết bị, máy móc đến những dịch vụ hậu cần khác phục vụ ngành tôm.
Đến nay, đã có khoảng 90% gian hàng được đăng ký với nhiều lĩnh vực, trong đó có nhiều thương hiệu uy tín hàng đầu trên thế giới và trong nước như: Công ty TNHH Uni-President Việt Nam, Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh vật Thăng Long, Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Tập đoàn Bayer, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, Skretting Vietnam, Tập đoàn Việt - Úc, Công ty Vinhthinh Biostadt, Công ty TNHH Giống thủy sản Dương Hùng, Công ty TNHH SX&TM Trúc Anh, Tập đoàn BioWish…
Hiện, các doanh nghiệp đang tích cực chuẩn bị để “khoe sắc”, nhằm mang đến những sản phẩm chất lượng cao, giá thành phải chăng, giải pháp công nghệ vượt trội và dịch vụ hoàn hảo; từ đó, góp phần giúp bà con nông dân “nuôi tôm sạch đẹp, an toàn, năng suất, không hóa chất”, mục tiêu cuối cùng là đưa ngành tôm phát triển bền vững và hiệu quả. Đây cũng là mục đích chính mà VietShrimp 2018 hướng tới.
Sự kiện cộng đồng
Mới đây, tại Hà Nội, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) đã có cuộc trao đổi với Tổng cục Thủy sản về kế hoạch tổ chức VietShrimp 2018 với mong muốn thúc đẩy VietShrimp 2018 thành công hơn trong vai trò kết nối “4 nhà”. Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực VINAFIS cho biết, VietShrimp 2018 với chủ đề “Đổi mới để thành công” sẽ được diễn ra từ ngày 27 - 29/4/2017 tại Nhà hát Cao Văn Lầu, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, trùng với dịp diễn ra Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL năm 2018 (MDEC 2018). Do đó, chắc chắn số lượng khách tham quan sẽ tăng lên đáng kể. “VINAFIS mong muốn Tổng cục Thủy sản và các đơn vị trực thuộc Tổng cục sẽ đóng góp nhiều bài tham luận hữu ích cho các phiên hội thảo. Đồng thời, lãnh đạo Tổng cục cũng sẽ tham gia lễ khai mạc, đồng chủ trì các phiên hội thảo và nhiều hoạt động khác trong chuỗi sự kiện”, ông Tuấn đề xuất.
Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản chia sẻ: “Tổng cục Thủy sản rất hoan nghênh, vui mừng khi VINAFIS tiếp tục tổ chức VietShrimp 2018 và sẽ bố trí, sắp xếp để tham gia các hoạt động trong chuỗi sự kiện. Hy vọng đây sẽ là diễn đàn để các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, chuyển giao công nghệ mới áp dụng cho ngành tôm; cũng như tăng cường xúc tiến thương mại; bàn các giải pháp về công nghệ, quy trình kỹ thuật, các chính sách, quản lý, tổ chức sản xuất đảm bảo nuôi tôm có trách nhiệm, góp phần thúc đẩy nghề nuôi tôm Việt Nam phát triển hiệu quả và bền vững”.
Ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản góp ý: “Về các phiên hội thảo nên bổ sung tình hình sản xuất tôm giống; xu hướng nuôi tôm - lúa, tôm - rừng, tôm hữu cơ; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ao nuôi… để phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay”.
VietShrimp 2018 chắc chắn sẽ là “sự kiện cộng đồng” của ngành công nghiệp tôm, là nơi sẽ thu hút hơn 10.000 lượt người tham dự, gồm các nhà quản lý; giám đốc doanh nghiệp; nhà khoa học, chuyên gia, kỹ sư; chuyên viên; nhà tư vấn, dịch vụ; bà con nuôi tôm khu vực ĐBSCL…; để tìm kiếm các giải pháp mới, nhà cung cấp mới, đối tác mới và những kiến thức mới từ nội dung của chương trình triển lãm và các buổi hội thảo.
>> TS Albert Tacon, Giám đốc Kỹ thuật của Công ty Aquatic Farms tại Hawaii, Mỹ:
Cơ hội để thu hút đầu tư VietShrimp 2018 là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong nước và quốc tế giới thiệu các thành tựu khoa học kỹ thuật, những vấn đề liên kết, quản lý theo chuỗi và những công nghệ mới trong ngành tôm và thủy sản. Đây cũng là dịp tốt để tuyên truyền hình ảnh nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành tôm nói riêng với bạn bè năm châu, tạo cơ hội tốt để họ tìm hiểu và đầu tư nhiêu hơn vào lĩnh vực này.
Related news
Với nguồn lao động trẻ dồi dào, vị trí địa lý đắc địa, gần chợ cá ngừ lớn nhất thế giới Thái Lan…,Việt Nam có rất nhiều lợi thế để trở thành quốc gia đứng thứ 2
Do tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, tôm thu hoạch vừa trúng mùa, vừa trúng giá; giá tôm nguyên liệu luôn duy trì ở mức cao nên người nuôi tôm tỉnh ĐBSCL
Tính đến hết tháng 11/2017, xuất khẩu cá tra tiếp tục tăng trưởng chậm chạp với giá trị đạt 1,62 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước.