Việt Nam định hướng sản xuất lúa gạo chất lượng cao
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) và Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) hôm qua (25/8) đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo “Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam”.
Theo đề án, dự báo trong 10 năm tới, thế giới SX 530 triệu tấn gạo. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ gạo chỉ khoảng 500 triệu tấn, nguồn cung sẽ dư khoảng 30 triệu tấn. Từ nay đến năm 2024, các giao dịch thương mại về gạo toàn cầu tăng khoảng 1,5%. Các thị trường NK gạo chính vẫn là châu Phi, Trung Đông và nhiều nhất là Trung Quốc, Indonesia.
Về giá cả, các loại gạo chất lượng cao sẽ tăng hoặc giữ được giá tốt. Ngược lại gạo thường vẫn giữ xu hướng giảm giá đến hết năm 2017 do nguồn cung dồi dào. Giá gạo thường có thể tăng trở lại sau năm 2018.
Như vậy, theo đề án, Việt Nam sẽ duy trì vị thế XK gạo của mình nhưng hướng vào chất lượng, nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Yêu cầu của tái cơ cấu phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, nhất là người nông dân.
Để làm được điều này, cần xây dựng các vùng chuyên canh XK, từ đó tăng cường liên kết nông dân và DN nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Đó là cơ sở để xây dựng giá XK tương đương với giá gạo thế giới ở cùng phân khúc.
Về thương mại, đề án tái cơ cấu cho rằng cần tái cấu trúc lại Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các công ty lương thực như: Vinafood 1 và 2. Xây dựng và phát triển các DN tư nhân trong ngành lúa gạo làm ăn có hiệu quả. Một vấn đề quan trọng trong thương mại lúa gạo là cần phải xóa bỏ tình trạng buôn bán tiểu ngạch với Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Trong các tiểu ngành nông nghiệp thì lúa gạo là ngành quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay, Việt Nam có gần 9,3 triệu hộ trồng lúa trong tổng số 15 triệu hộ nông dân, XK đạt 7-8 triệu tấn gạo hàng năm.
Related news
Mỗi năm, sầu riêng cho ông Hùng lợi nhuận trên 4 tỷ đồng, gấp nhiều lần trồng điều. Ông Hùng cũng là người đầu tiên đứng lên thành lập HTX
Trong những năm qua, nghề trồng cam sành đã giúp nhiều hộ dân ở H.Trà Ôn (Vĩnh Long) phát triển kinh tế gia đình, một số hộ vươn lên thành tỉ phú.
Từ Gia Lai, ông Nguyễn Duy Đô (52 tuổi, ở xã Kon Gang, H.Đăk Đoa) lặn lội ra Nghệ An mua giống cam Vinh mọng nước rồi đem về trồng thử nghiệm đạt hiệu quả cao
Xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) có nhiều nông dân làm giàu từ trồng cam, quýt, bưởi, xoài, nhãn… Tuy nhiên, cũng có một số người thành công nhờ mô hình VAC
Giải pháp nâng cao năng suất tôm càng xanh bằng việc bẻ càng để được tôm loại 1 của ông Nguyễn Văn Đoàn đang được nhiều nông dân áp dụng, mang lại hiệu quả