Viên uống vắc-xin hứa hẹn bảo vệ khỏi vi rút hoại tử thần kinh (VNN)
VakSea tìm kiếm sự hợp tác với nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi dành cho sản phẩm ấu trùng côn trùng mới Mihir Pershad có mặt tại Diễn đàn đổi mới Fish 2.0 vào tháng 11. Hình ảnh minh họa của Fish 2.0.
Một loại vắc-xin dạng viên uống được cung cấp qua thức ăn chăn nuôi cá mà bảo vệ cá vược châu Âu đến từng gram từ vi rút hoại tử thần kinh (VNN) có thể sẵn sàng để bán trên thị trường trong 12 đến 18 tháng tới nếu mọi thứ diễn ra theo kế hoạch của VakSea - một công ty khởi nghiệp ở thành phố Baltimore, Maryland.
Mihir Pershad - giám đốc điều hành của VakSea cho biết không có vắc-xin nào tồn tại dành cho VNN - một căn bệnh tàn khốc đã gây tử vong hàng loạt ở hơn 40 loài cá biển nuôi trên toàn thế giới. Công ty đã quyết định nhắm mục tiêu vào cá vược châu Âu nuôi ở châu Âu và châu Phi vì quy mô hiện tại của thị trường đó và hệ thống trại giống và hệ sinh thái của cá được thiết lập hoàn hảo cho cá vược châu Âu so với nhiều loài khác bị ảnh hưởng bởi VNN.
Viên uống vắc-xin của VakSea được phát triển ở ấu trùng sâu đo bắp cải (Trichoplusia ni), thứ mà sau đó được nghiền nát và sản xuất với các thành phần thức ăn chăn nuôi thủy sản khác thành dạng viên. Sau đó nó được dùng cho cá trong chế độ cho ăn bình thường của chúng. VakSea đã chọn lọc các loài côn trùng vì hệ thống chi phí thấp và hệ thống có hiệu quả của chúng.
"Côn trùng là thức ăn cho cá, vì vậy chúng sẽ làm cho viên thức ăn trở nên ngon miệng đối với cá," ông nói. Quy trình sản xuất gồm hai phần bao gồm nuôi côn trùng và biến ấu trùng thành thức ăn viên. Pershad cho biết nhóm của ông có kiến thức để xây dựng các hệ thống sản xuất cần thiết ở Delaware, nhưng vì nó vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và gây quỹ nên vẫn chưa cần đầu tư tiền bạc vào cơ sở hạ tầng quy mô lớn.
Cơ sở sản xuất quy mô nhỏ hiện đang hoạt động trong một phòng thí nghiệm ươm tạo trực thuộc trường đại học ở Baltimore. Khi vắc-xin đã sẵn sàng thì VakSea hy vọng sẽ phát triển mối quan hệ hợp tác với một nhà sản xuất hoặc nhà phân phối thức ăn chăn nuôi lớn.
"Chúng có thể giúp chúng tôi tiếp cận các trang trại sản xuất giống nhanh hơn chúng tôi có thể tự làm để trong vòng một hoặc hai năm, chúng tôi có khả năng giúp đỡ tất cả những người nông dân này," ông nói.
Viên uống vắc-xin thể hiện một số ưu điểm so với các biện pháp tiêm chủng truyền thống hao thời gian và tốn chi phí. Nó có thể được cung cấp kháng thể cho cá nhỏ hơn sáu tháng tuổi so với bất kỳ loại vắc-xin nào khác trên thị trường, điều đó có nghĩa là cá vược có trọng lượng từ một đến năm gram có thể được tiêm phòng.
Ngoài ra, liều lượng nhỏ vắc-xin cần thiết cho những con cá nhỏ này sẽ làm cho vắc-xin rẻ hơn để quản lý và sản xuất đạt lợi nhuận cao hơn. Pershad ước tính vắc-xin của VakSea sẽ có giá bằng một phần ba chi phí vắc-xin nuôi trồng thủy sản hiện có.
Một đoạn video ngắn trên trang web của VakSea cho biết tổng quan về quy trình sản xuất viên uống vắc-xin.
Có 10 loại vắc-xin được phê duyệt để sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ở Hoa Kỳ, theo Tiến sĩ Thomas Loch - một nhà nghiên cứu tại khoa Y dược Thú y của trường Đại học bang Michigan.
"Phần lớn là vắc-xin ngâm nước nơi mà ở đó cá được ngâm trực tiếp vào vắc-xin pha vào trong bể nước," ông nói. Một loại viên uống vắc-xin thì có lợi (ông nói thêm) bởi vì cá có thể ở trong bể chứa của chính chúng. "Tuy nhiên, viên uống vắc-xin cũng gặp khó khăn vì vắc-xin phải có khả năng đi qua dạ dày của cá và tiếp tục tồn tại để tạo ra sự bảo vệ."
Tiến sĩ Vik Vakharia là giám đốc khoa học của VakSea và là giáo sư Công nghệ sinh học đại dương tại Viện Công nghệ môi trường và đại dương ở Baltimore đã bắt đầu phát triển công nghệ VakSea tại Đại học Maryland County vào năm 2014 sau khi giành được khoản tài trợ 100,000 đô la từ chương trình Sáng kiến Đổi mới của Maryland.
Trong suốt sự nghiệp 30 năm của mình, ông đã phát triển và xin cấp phép thành công hai loại vắc-xin gia cầm cho các công ty thú y lớn. Pershad cho biết mục tiêu lâu dài của VakSea là phát triển nền tảng của công ty dành cho các bệnh khác và các loài cá khác.
Trong khoảng sáu đến chín tháng tới, nhóm VakSea đang nỗ lực tối ưu hóa vắc-xin của công ty. Là một phần của một nghiên cứu hoàn thành vào đầu năm 2017 tại Malta, khi cá vược được tiêm vi rút thì họ đã nghiên cứu được loại vắc-xin này hoạt động "tương đối tốt" ở dạng hiện tại.
Côn trùng là thức ăn cho cá, vì vậy chúng sẽ làm cho viên thức ăn trở nên ngon miệng đối với cá.
"Bước tiếp theo của chúng tôi là xem liệu chúng tôi có thể bảo vệ được 75% số cá trở lên hay không, để làm cho vắc-xin của chúng tôi trở thành một cơ hội tài chính lớn hơn dành cho những người chăn nuôi cá," ông nói. Quy trình sản xuất của công ty cũng cần được tối ưu hóa để chi phí một năm của nó sẽ giảm xuống và hiệu quả sản xuất của nó sẽ được cải thiện. "Tại thời điểm đó, chúng tôi sẽ nộp đơn xin phê duyệt theo quy định của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu," ông nói.
Nhóm của ông đã rất vui mừng khi giành được giải thưởng tư vấn bổ trợ tại Fish 2.0 vào tháng 12. Giải thưởng là một cuộc tham vấn một ngày cùng với Giám đốc điều hành của Australis Aquaculture - ông Josh Goldman và đội ngũ lãnh đạo của ông về việc giới thiệu các sản phẩm mới ra thị trường và nhân rộng một doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản, dự kiến thực hiện vào tháng 3 này.
"Điều đó rất thú vị đối với chúng tôi bởi vì chuyên môn của chúng tôi không thuộc lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thương mại," Pershad cho biết. Goldman cho biết nền tảng công nghệ độc đáo của VakSea khiến anh tò mò vì khả năng giải quyết hai thách thức đáng kể trong việc cung cấp vắc-xin nuôi trồng thủy sản: nhiều bệnh do vi rút gây ra ảnh hưởng đến cá con trước khi chúng đủ lớn để tiêm chủng vắc-xin thông thường; và chi phí và căng thẳng đối với cá do sự tiêm chủng đó gây ra.
"Viên uống vắc-xin mang lại lợi nhuận có tiềm năng đáng kể để giải quyết những thách thức lớn này, nhưng các nhà sản xuất sẽ cần phải được thuyết phục về hiệu quả của các sản phẩm của VakSea," ông Gold Goldman cảnh báo. "Nếu nền tảng chứng minh được áp dụng cho một loạt các chứng bệnh thì họ có thể mong đợi tìm thấy một thị trường lớn dành cho sản phẩm của họ ở các loài. Vai trò của chúng tôi là đảm bảo suy nghĩ của họ phù hợp với nhu cầu của ngành và đưa ra những lời giới thiệu có thể giúp họ nhận ra tiềm năng của mình."
Related news
Bệnh mang Amip (AGD) trở thành một trong những thách thức sức khỏe toàn cầu quan trọng nhất mà các nhà sản xuất cá hồi phải đối mặt trong thập kỷ qua.
Mô hình được Trung tâm Khuyến nông Nghệ An và Trạm Khuyến nông thị xã Thái Hòa triển khai thí điểm tại hộ ông Trần Thanh Mai ở xóm 16, xã Nghĩa Thuận
Hiện nay, phong trào nuôi lươn đồng phát triển khá phổ biến nhưng hầu hết chưa chủ động được nguồn con giống, vẫn phải mua giống được đánh bắt từ thiên nhiên
Sau nhiều thách thức về dịch bệnh và bất ổn của thị trường, tôm thẻ chân trắng đang dần đánh mất thế thượng phong. Nhiều quốc gia quay trở lại với con tôm sú
Nghề câu cá ngừ đại dương (CNĐD) ở nước ta những năm qua phát triển mạnh, tập trung ở các tỉnh Phú Yên, Bình Ðịnh và Khánh Hòa