Vi khuẩn Lactic giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng
Bổ sung vi khuẩn Pediococcus pentosaceus với mật độ 10^8 CFU/g sẽ giúp giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), giảm mật số Vibrio anguillarum đồng thời gia tăng số lượng vi khuẩn lactobacillus sp và bacillus sp trong đường ruột của tôm.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm bằng cách bổ sung Pediococcus pentosaceus vào khẩu phần ăn của tôm với các mức độ khác nhau, nhằm đánh giá một số chỉ tiêu phát triển trên tôm như: tăng trọng, khả năng hấp thu thức ăn, mức độ hoạt động của các enzyme tiêu hóa , và hệ vi sinh đường ruột của tôm.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá tỉ lệ sống của tôm thông qua thí nghiệm gây cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio anguillarum. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với mức bổ sung Pediococcus pentosaceus lần lượt là : 0 CFU/g, 10^6 CFU/g, 10^7 CFU/g, 10^8 CFU/g. Thời gian thí nghiệm trong vòng 8 tuần.
Kết quả cho thấy, nghiệm thức với mức bổ sung 10^8 CFU/g sẽ có sự gia tăng rõ rệt về tỉ lệ sống, tăng trọng, hoạt động của enzyme tiêu hóa đạm và tinh bột so với các nghiệm thức còn lại. Bên cạnh đó, mật độ lactobacillus sp và bacillus sp trong đường ruột, số lượng hồng cầu và mức độ hoạt động của lyzozyme cũng được ghi nhận là gia tăng đáng kể. Về gây cảm nhiễm, có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ sống và quan trọng hơn hệ số chuyển đổi thức ăn và số lượng Vibrio sp trong đường ruột tôm có xu hướng giảm
Có thể kết luận, Pediococcus pentosaceus giúp cải thiện tăng trưởng, tăng cường miễn dịch và khả năng kháng lại vi khuẩn Vibrio anguillarum trên tôm thẻ chân trắng.
Related news
Cách quản lý ao nuôi tôm Vannamei với mật độ thả cao và không có thay nước liên quan tới sự phát triển, sống còn và chất lượng nước.
Tanin hay tannoit là một hợp chất polyphenol có trong thực vật có khả năng tạo liên kết bền vững với các protein vá các hợp chất hữu cơ cao phân tử khác
Một nghiên cứu mới đây của Hajar Ebadi và cộng sự 2020 đã cho thấy tác động tương tác của lipid trong khẩu phần ăn đến vitamin E và vitamin C khi bổ sung