Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Vắt sữa bò bằng máy - vừa sạch vừa tiết kiệm

Vắt sữa bò bằng máy - vừa sạch vừa tiết kiệm
Author: Trần Đáng
Publish date: Thursday. October 13th, 2016

Trong đợt này, có 110 hộ ND ở các xã: Trung Lập Hạ, Thái Mỹ, An Phú, Phú Hòa Đông, Hòa Phú, Trung Lập Thượng, Trung An, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Phước Thạnh, Nhuận Đức, An Nhơn Tây, Tân Thông Hội, Phú Mỹ Hưng, Phước Vĩnh An và Phước Hiệp được nhận máy móc - thiết bị. Các thiết bị, máy móc bao gồm: 58 máy vắt sữa đơn, 8 thiết bị rửa máy vắt sữa, 305 bình nhôm chứa sữa, 8 máy băm thái cỏ và 7 hệ thống làm mát chuồng trại, tổng trị giá trên 2 tỷ đồng. Trong đó, TTKN trợ giúp ND 50% kinh phí mua máy, số còn lại ND chi trả trực tiếp cho nhà cung cấp.

Trong ảnh: Anh Nguyễn Trung Lập – nông dân nuôi bò sữa ở Củ Chi, đã trang bị hệ thống tắm bò tự động. ảnh: T.Đ

Ông Phạm Đăng Bảo – ND nuôi bò sữa ở xã Tân Thạnh Đông cho biết, nếu không có máy vắt sữa, người nuôi phải tự vắt hoặc thuê người vắt sữa bò. Điều này khiến người nuôi bò sữa mất một khoản lợi nhuận và bị động vào người vắt sữa. Thậm chí, nếu người thuê vắt sữa không giữ vệ sinh tay thì nhiều khả năng sữa bị nhiễm khuẩn và giảm chất lượng, giá thành... Vì vậy, khi được TTKN hỗ trợ thiết bị cơ giới hóa chăn nuôi, ông Bảo đã sắm một bộ máy vắt sữa bò. “Giờ thì tôi tự vắt sữa bò với bộ máy vắt sữa vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo chất lượng” - ông Bảo khoe.

Theo ông Nguyễn Văn Chệt – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Củ Chi, hiệu quả từ đề án “Tăng cường trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa” giúp rất nhiều cho ND ngoại thành trong việc áp dụng KHKT vào chăn nuôi bò sữa để nâng cao thu nhập.

Theo ông Nguyễn Ngọc Anh – Giám đốc TTKN thành phố, để ngành chăn nuôi bò sữa của thành phố phát triển bền vững, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường… người chăn nuôi phải theo đúng quy trình khuyến cáo như sử dụng giống tinh bò chất lượng cao, loại thải những con yếu, ít sữa, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất chất lượng…

Hiện, tổng đàn bò sữa ở Củ Chi còn hơn 57.000 con (chiếm khoảng phân nửa số bò sữa của thành phố) với 6.655 hộ chăn nuôi, trong đó hơn 55.000 con đang cho sữa.

Ông Chệt cho biết thêm, thời gian tới, huyện Củ Chi khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, sản xuất quy mô lớn để dễ kiểm soát dịch bệnh, dễ thu mua. “Năm 2016, năm đầu thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng sữa bò trên địa bàn thành phố giai đoạn 2106 - 2020”, Hội ND huyện Củ Chi sẽ kiến nghị với TTKN nghiên cứu thêm những máy móc thiết bị tân tiến hơn và thời gian sử dụng lâu hơn để chuyển giao cho ND góp phần nâng cao thu nhập hơn nữa cho ND và hiệu quả của đề án” - ông Chệt nói.


Related news

Thanh long Việt trở lại Đài Loan sau 7 năm gián đoạn Thanh long Việt trở lại Đài Loan sau 7 năm gián đoạn

Sau nhiều năm đàm phán, Đài Loan đã mở cửa thị trường trở lại với yêu cầu thanh long phải được xử lý bằng hơi nước nóng.

Wednesday. October 12th, 2016
Nông sản sạch lên ngôi, nông sản “bẩn” sẽ hết chỗ đứng Nông sản sạch lên ngôi, nông sản “bẩn” sẽ hết chỗ đứng

Sau Lễ kí kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn giữa 15 doanh nghiệp (DN) đầu tiên với Bộ NNPTNT và báo NTNN diễn ra ngày hôm qua (8.10). Các DN tham gia đều cam kết sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm và hỗ trợ thêm nhiều cho người nông dân trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Wednesday. October 12th, 2016
An Giang: Đổi đời từ nuôi rắn thả vườn An Giang: Đổi đời từ nuôi rắn thả vườn

Ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang phong trào nuôi rắn nhốt chuồng (chủ yếu là rắn hổ hèo) đã phát triển từ lâu, nhưng nuôi rắn theo mô hình thả vườn, thì ông Chau Sóc Kim (dân tộc Khmer) là người đi tiên phong, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thursday. October 13th, 2016