VASEP Kiến Nghị Tháo Gỡ Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng Thủy Sản

Ngày 21/02/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có công văn số 32/2014/CV-VASEP về việc tháo gỡ thủ tục XK hàng thủy sản theo quy định tại Nghị định 187/2013 của Chính phủ.
Nghị định 187 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài đã chính thức có hiệu lực từ ngày 20/2/2014.
Ngay lập tức một số DN XK thủy sản đã phản ánh về Hiệp hội VASEP tình trạng tạm ách hàng, do thiếu Giấy kiểm dịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông (NNPTNT) do cơ quan Hải quan áp dụng quy định tại Điều 4 và Điều 7, Nghị định 187.
Theo VASEP, thực tế hiện nay, hàng hóa thủy sản XK đang áp dụng thực hiện theo đúng Luật An toàn thực phẩm và Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT (TT48) của Bộ NN&PTNT.
Do đó, để thuận lợi và tránh những ách tắc đối với hàng thủy sản xuất khẩu, VASEP đã báo cáo và đề nghị Bộ NNPTNT có quy định hoặc hướng dẫn cho việc thực hiện các nội dung của Điều 7, Nghị định 187 kể trên để tránh ách tắc hàng hóa, cũng như công bố kịp thời cho Tổng cục Hải quan và các bên liên quan về Danh mục hàng thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu phải tiến hành kiểm dịch.
Ngoài ra, VASEP cũng đề nghị Bộ Công Thương xem xét và có hướng dẫn cho các doanh nghiệp bên cạnh tuân thủ tốt các quy định tại Nghị định187 thì còn đảm bảo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp. Đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xem xét các quy định hiện hành để tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thủy sản trong quá trình làm hồ sơ và xuất khẩu hàng thủy sản.
Related news

Giá cà phê giảm mạnh ngay từ đầu niên vụ 2013-2014 đã khiến cho nông dân trồng cà phê lo lắng và tính toán kỹ lưỡng để may ra hòa vốn hoặc bị lỗ càng ít càng tốt.

Nuôi cá nước lợ trong mùa bão lũ tuy phải đối mặt với rủi ro do thiên tai nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, gấp 1,5 lần so với nuôi thông thường.

Hiện nay, mô hình kết hợp tôm - cua - cá - lúa được nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) áp dụng rộng rãi do hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất độc canh cây lúa. Theo đó, đời sống của nông dân được nâng lên, nhiều hộ có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.

Vào thời điểm này, nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bắt đầu thả nuôi vụ tôm càng xanh trên đất lúa, tổng diện tích thả giống gần 180ha.

Hiện nay đang là mùa mưa, mùa sinh sản của hầu hết các loại cá đồng có giá trị, nhiều người không ngần ngại dùng câu, chĩa, cả xiệc điện bắt cá mẹ, kéo ròng ròng con, đặt lờ, lưới bắt cá rô tăm tích, cá sặt non… bán đi, thật là lãng phí. Đây là thực trạng diễn ra hằng ngày, cần sự vào cuộc ngăn chặn của các ngành chức năng.