Ứng dụng sản phẩm giá trị gia tăng từ phế liệu tôm
Đó là nội dung chính của Hội thảo Thu nhận và ứng dụng sản phẩm giá trị gia tăng từ phế liệu tôm của Việt Nam do Trường Đại học Nha Trang tổ chức trong 2 ngày 16 và 17/3; với sự tham dự của các nhà khoa học từ Vụ Hợp tác đối ngoại (Bộ KH&CN), Viện Nghiên cứu Polyme Leibniz (Cộng hòa Liên bang Đức).
Trong ảnh: Phế liệu tôm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chế biến thủy sản
Phế liệu tôm được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng chứa nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng như protein, astaxanthin, chitin. Các thành phần này có thể ứng dụng trong một số lĩnh vực như kháng khuẩn, kháng nấm; bổ sung thức ăn thủy sản; chống ôxy hóa, bảo quản thực phẩm; bổ sung tăng giá trị dinh dưỡng đối với thức ăn cho cá hồi; dược phẩm, mỹ phẩm… Thông tin tại Hội thảo cho thấy, với phương pháp vật lý và xử lý sinh học, hóa học, các nhà khoa học đã tận thu một cách tối đa các thành phần giá trị trong phế liệu tôm (caroten-protein, chitin/chitosan); nhờ đó, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao giá trị của phế liệu tôm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chế biến thủy sản.
Related news
Đại diện Bộ Công Thương cho rằng, Australia cần tìm các biện pháp ít tác động tiêu cực tới thương mại hơn là tiếp tục duy trì lệnh cấm nhập khẩu tôm.
Cá ngừ đại dương là một trong các đối tượng thủy sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, đứng hàng thứ ba về giá trị xuất khẩu sau tôm sú và cá tra/cá basa
Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với hải sâm và rong nho do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận thực hiện thí điểm thành công trên diện tích 2 ha