Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Ứng dụng phân bón công nghệ nano trong canh tác nông nghiệp

Ứng dụng phân bón công nghệ nano trong canh tác nông nghiệp
Author: Bảo Thắng - Đức Minh
Publish date: Tuesday. September 28th, 2021

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị địa phương và doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ phân bón, giúp người dân giảm chi phí và tăng năng suất cây trồng.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp (giữa) đi thực tế các mô hình sử dụng phân bón nano silic tại Ninh Bình. Ảnh: Bảo Thắng.

Chiều 22/9, đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu, đến thăm hai mô hình sử dụng phân bón nano silic tại huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Chứng kiến dưa lưới trồng trong nhà màng và cánh đồng lúa trĩu bông, sạch bệnh, đoàn công tác vui mừng và đánh giá cao hiệu quả mà thế hệ phân bón mới mang lại.

Phân nano silic dựa trên ứng dụng nano do Công ty Nanofarm sản xuất, và Công ty Nanofarm Đăng Quang phân phối độc quyền. Là phân bón có tỷ lệ thành phần dinh dưỡng hài hòa, các chủng phân bón này đã được tiến hành khảo nghiệm tại một số địa phương. Bước đầu cho nhiều phản hồi tích cực.

Tại Ninh Bình, phân nano silic bắt đầu sử dụng từ năm 2020, trên một số loại cây như lúa, rau ăn lá, lạc, dưa chuột… Kết quả, năng suất tăng khoảng 30% trở lên. Riêng trên lúa, cây cứng, khỏe, hạn chế sâu bệnh và giảm khoảng 50% lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sử dụng.

Thống kê cụ thể, tổng chi phí trên những ruộng sử dụng nano silic giảm khoảng 4,8 triệu đồng/ha. Trong đó, lượng thuốc BVTV giảm 50%, phân bón giảm từ 30-40%. Bên cạnh đó, năng suất lúa tăng trung bình 40% so với sử dụng những loại phân bón thông thường.

Trên cây dưa chuột, chi phí giảm tới 12,5 triệu đồng/ha. Dưa lê là hơn 5 triệu đồng/ha. Với rau, chi phí tiết kiệm chừng 9,2 triệu/ha. Với cây lạc, nông dân cắt được chi phí 5,7 triệu đồng/ha. Cây khoai lang là 5 triệu đồng/ha.

Trong bối cảnh, giá phân bón liên tục tăng từ đầu năm 2021 đến nay, việc sử dụng phân bón một cách tiết kiệm, đúng mức, đồng thời nghiên cứu ra các sản phẩm mới giúp đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả gieo trồng như phân nano silic là một hướng đi tiềm năng.

Bà Hoàng Hải Anh, Giám đốc Công ty Nanofarm Đăng Quang cho biết, phân bón ở dạng kích cỡ nano (dưới 100nm) giúp cây trồng có thể hấp thụ dễ dàng. Hiện thị trường có nhiều loại phân bón chứa silic, với hàm lượng và tên gọi khác nhau. Tùy thuộc tỷ lệ silic và các chất phối trộn, phân bón sẽ có những tác dụng khác nhau đối với cây trồng.

”Việc Công ty Cổ phần Nanofarm Đăng Quang phát triển sản phẩm phân bón thế hệ mới, sử dụng công nghệ nano silic là một trong những biện pháp hiệu quả hướng tới nền nông nghiệp trách nhiệm, bền vững”, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật nhận xét về loại phân bón thế hệ mới.

Kết luận Hội nghị chiều 22/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị tỉnh Ninh Bình tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng các công nghệ mới, tránh phụ thuộc quá lớn vào phân vô cơ truyền thống. Bởi đây vừa là chủ trương xuyên suốt của Bộ NN-PTNT, vừa là giải pháp giúp bà con nông dân giảm giá vật tư đầu vào, tăng hiệu quả đầu trong sản xuất nghiệp.

"Sử dụng phân bón công nghệ nano vừa giúp giảm chi phí, vừa tăng năng suất cây trồng. Đây là cách tốt nhất để thuyết phục bà con nông dân", Thứ truỏng Nguyễn Hoàng Hiệp bày tỏ.


Related news

Hiểu đúng về bệnh Nipah ở lợn Hiểu đúng về bệnh Nipah ở lợn

Virus Nipah (NiV) là một loại virus paramyxovirus mới, có liên quan chặt chẽ với virus Hendra xuất hiện ở khu vực phía bắc bán đảo Malaysia vào năm 1998

Saturday. September 25th, 2021
Sử dụng thuốc trừ cỏ dại ra sao khi mùa vụ đến gần? Sử dụng thuốc trừ cỏ dại ra sao khi mùa vụ đến gần?

Cỏ dại bùng phát mạnh vào mùa mưa, gây nguy cơ cháy rừng rất cao vào mùa khô, còn là nơi trú ẩn của các loại côn trùng và các loại chuột.

Tuesday. September 28th, 2021
Sâu keo mùa thu hoành hành khắp nơi Sâu keo mùa thu hoành hành khắp nơi

Các nhà khoa học đang đau đầu tìm cách “đánh chặn” sâu keo mùa thu đang tàn phá dữ dội nhiều loại cây trồng và đang có xu hướng lan rộng sang các châu lục.

Tuesday. September 28th, 2021