Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Làng Nghề

Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Làng Nghề
Publish date: Saturday. November 22nd, 2014

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 50 làng nghề và ngành nghề sản xuất tập trung, trong đó có 10 làng nghề và ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận. Một số sản phẩm như nước mắm, chè vằng, tiêu Cùa, rượu Kim Long… đã có thương hiệu thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 6.800 lao động làm việc trong các làng nghề và ngành nghề tập trung mỗi năm tạo ra giá trị sản phẩm hàng trăm tỷ đồng.

Tuy nhiên, các cơ sởngành nghềnông thôn ở Quảng Trị phần lớn cóquy mô nhỏ; lao động cótrình độchuyên môn, kỹthuật còn thấp, chưa được đào tạo, chỉ thông qua hình thức học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau từ người đi trước; thiếu vốn; thiếu thông tin thịtrường; sức cạnh tranh sản phẩm còn yếu; thịtrường tiêu thụchưa vươn ra xa...

Vì thế, sản xuất từ các làng truyền thống chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, việc khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống là một nhu cầu bức thiết trong sự phát triển KT- XH hiện nay.

Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất của làng nghề và ngành nghề TTCN ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH, tiến tới sản xuất bền vững cả về sản lượng, chất lượng sản phẩm, dựa vào đặc thù, tính chất của từng nghề truyền thống, ngành chức năng và chính quyền địa phương đã tổ chức các lớp đào tạo nghề, hỗ trợ các hộ, nhóm hộ gia đình ứng dụng KHKT vào sản xuất. Đến nay, đã tổ chức đào tạo nghề cho trên 3.740 lao động nông thôn tại các cơ sở công nghiệp nông thôn.

Từ nguồn vốn ngân sách, tỉnh đã hỗ trợ thực hiện 78 đề án đổi mới công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất; xây dựng 23 mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ thực hiện 12 đề án xây dựng và đăng ký nhãn mác, thương hiệu cho một số sản phẩm truyền thống.

Làng nghề truyền thống bún Cẩm Thạch, xã Cam An, huyện Cam Lộ có hơn 70% số hộ làm nghề bún. Trước nhu cầu đáp ứng ngày càng nhiều số lượng bún cho thị trường, từ gần 10 năm nay, nhiều hộ gia đình trong làng đã đầu tư mua sắm máy móc vào phục vụ làm bún nâng cao gấp nhiều lần năng suất lao động so với làm thủ công. Đến nay, toàn thôn có 14 hộ đầu tư máy móc vào công việc làm bún cho gia đình và cho nhóm hộ.

Gia đình ông Hoàng Khương đầu tư mua máy sản xuất bún từ năm 2007 với giá 52 triệu đồng, mỗi ngày ông sản xuất được gần 1 tấn bún cho 4 gia đình. Từ ngày có máy sản xuất bún, công việc làm bún của người dân làng Cẩm Thạch nhàn rỗi hơn nhiều. Hầu hết các công đoạn đều làm máy nên năng suất tăng gấp 5 lần so với làm bún bằng thủ công.

Anh Nguyễn Công Bằng, hộ làm bún ở thôn Cẩm Thạch cho biết: “Gia đình tôi làm bún bằng máy dịch vụ của ông Hoàng Khương, mỗi ngày làm từ 2- 3 tạ bún rất nhanh chóng, chỉ mất khoảng từ 1,2- 2 giờ sản xuất và cần 2 lao động. Với chừng đó bún trước đây tôi phải mất từ 5- 6 giờ và cần 3- 4 lao động để làm”.

Theo các hộ sản xuất bún ở làng Cẩm Thạch, làm bún bằng máy có nhiều lợi ích, ngoài sản lượng bún tăng gấp 4- 5 lần so với làm tay, nhờ máy đánh bột đều, nhuyễn, nhiệt độ nóng vừa đủ nên sản phẩm bún làm ra ngon hơn làm tay rất nhiều, sợi bún dẻo, dai, không sử dụng phụ gia.

Sử dụng máy làm bún cũng đảm bảo vệ sinh môi trường hơn bởi bột bún không vương vãi, các dụng cụ đựng sản phẩm sạch sẽ, khô ráo, nền khu vực sản xuất không đọng nước và xa khu vực chăn nuôi... Vì thế, sản xuất bún hiện nay ở làng Cẩm Thạch đảm bảo tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không chỉ đưa máy móc vào sản xuất tại các làng nghề, các kỹ thuật chế biến được ứng dụng cũng tạo ra giá trị chất lượng cao cho các làng nghề như trong nghề chế biến nước mắm, kỹ thuật nao đảo mới được các cơ sở chế biến nước mắm thủ công ứng dụng đã khử rất hiệu quả mùi của nước mắm cá biển tạo ra sản phẩm nước mắm thơm ngon, giàu độ đạm.

Đặc thù nghề thủ công truyền thống đòi hỏi việc ứng dụng công nghệ phải tùy theo từng công đoạn làm sản phẩm mà áp dụng cho phù hợp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt sự lao động nặng nhọc mà không hề làm mất đi tính độc đáo, độ tinh xảo của sản phẩm truyền thống.

Các nghề chế biến thực phẩm như bún, bánh, nước mắm... do sản phẩm làm ra phải đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng nên cần đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý, bảo vệ môi trường... nên các cơ sở sản xuất đầu tư ứng dụng thiết bị máy móc vào hầu hết các khâu sản xuất như: sơ chế, chế biến, bảo quản, đóng gói sản phẩm.

Nhưng cũng có nghề như nghề mây tre đan, chổi đót, nghề mộc, làm nón... các sản phẩm được tạo ra chủ yếu nhờ sự tinh xảo từ bàn tay người lao động thì chỉ ứng dụng cơ giới vào một vài công đoạn để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm kết hợp với kỹ thuật truyền thống cho ra các sản phẩm mang đậm nét đẹp cổ truyền.

Anh Nguyễn Hữu Thuần, Trưởng phòng Khuyến công, Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại Quảng Trị cho biết: Hiện nay, nhiều hộ sản xuất tại các làng nghề và nghề truyền thống đã ứng dụng các loại máy móc và kỹ thuật sản xuất tiến bộ vào gần trọn quy trình hoặc một vài công đoạn sản xuất.

Những ứng dụng cho sản phẩm chất lượng tốt hơn, tăng năng suất, hạ giá thành, đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn, đa dạng hóa sản phẩm, giải phóng sức lao động và tăng thu nhập cho người lao động, nhưng cũng phải đảm bảo tính thẩm mỹ và độ tinh xảo của sản phẩm thủ công truyền thống.

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay của các làng nghề, ngành nghề ở nông thôn là nguồn vốn đầu tư nên việc ứng dụng KHKT vào sản xuất chưa rộng rãi.

Vì vậy, để đảm bảo cho các làng nghề hoạt động đạt hiệu quả cao nhất, việc ứng dụng KHKT vào sản xuất cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước như chính sách vay vốn ưu đãi; lựa chọn các công nghệ thích hợp với cơ sở sản xuất làng nghề hiện nay; phát huy vai trò của các cơ quan chuyên môn để làm nòng cốt trong việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất cho các nghề, làng nghề; thiết lập hệ thống cung cấp thông tin về thiết bị, công nghệ cho các làng nghề, ngành nghề; tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ sử dụng và quản lý công nghệ cho người sử dụng ở các làng nghề; từ thực tiễn sản xuất khuyến khích các làng nghề tham gia thiết kế các dự án, cải tiến, sáng kiến kỹ thuật có giá trị khoa học và ứng dụng có hiệu quả cao vào sản xuất tại các làng nghề; tăng cường công tác tuyên truyền về ứng dụng công nghệ vào làng nghề để không chỉ nâng cao ý thức cho người dân mà còn nâng cao trách nhiệm cho cán bộ quản lý, chính quyền địa phương...

Ứng dụng KHKT vào các làng nghề, ngành nghề nông thôn đang nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc phát triển sản phẩm truyền thống, làphương án tốt nhất đểnâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm làng nghềmang lại giá trị cao về kinh tế cho người lao động, đảm bảo sức sống bền vững và nét riêng của các làng nghề.

Nguồn bài viết: http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=87&modid=390&ItemID=88516


Related news

Thúc Đẩy Phát Triển Đàn Lợn Nái Của Tỉnh Bắc Kạn Thúc Đẩy Phát Triển Đàn Lợn Nái Của Tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay tổng đàn lợn của tỉnh Bắc Kạn 183.726 con, trong đó: lợn nái có 17.744 con, chiếm 9,7% tổng đàn. Về lý thuyết với số lượng đàn lợn nái như trên có thể sản xuất đủ số lượng lợn giống nuôi thịt đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh, nhưng thực tế bình quân hàng năm người chăn nuôi phải nhập khoảng 100.000 – 120.000 con lợn giống từ tỉnh ngoài, gây khó khăn rất lớn trong việc kiểm tra chất lượng và tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh.

Sunday. July 22nd, 2012
Tôm Giống Rởm Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Trồng Tôm Giống Rởm Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Trồng

Theo phản ánh của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) tại Hội thảo “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” diễn ra ngày 24/4 tại Ninh Thuận: Tình hình kinh doanh tôm giống rất phức tạp, một số cơ sở ương giống mua Naupli, post của một số cơ sở sản xuất giống lớn về trộn với tôm của mình sản xuất hoặc với tôm chợ rồi lại lấy bao bì, nhãnh mác của công ty làm thương hiệu của mình. Một số lượng tôm giống cũng được buôn bán qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc qua cửa khẩu Quảng Ninh về Việt Nam. Hầu hết số lượng này không được kiểm dịch, kiểm soát nên gây thiệt hại cho người nuôi.

Tuesday. May 1st, 2012
Giúp Nhà Nông Đưa Máy Xuống Đồng Giúp Nhà Nông Đưa Máy Xuống Đồng

Với sự hỗ trợ của Hội ND, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên cùng Công ty TNHH Cường Đại, nhiều hộ ND ở Thái Nguyên đã mua được máy cày theo phương thức trả chậm.

Friday. April 20th, 2012
Loại Trừ Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Để Cứu Ngành Tôm Loại Trừ Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Để Cứu Ngành Tôm

Trước những hậu quả nghiêm trọng do việc sử dụng không đúng cách những hóa chất, kháng sinh trong nghề nuôi tôm, vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 03 và Thông tư số 04 về việc bổ sung Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; đồng thời đưa 28 sản phẩm có chứa Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin ra khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản, thuốc thú y thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

Wednesday. February 22nd, 2012
Không Chuyển Đất Lúa Sang Đào Ao Ươm Cá Giống Ở Tiền Giang Không Chuyển Đất Lúa Sang Đào Ao Ươm Cá Giống Ở Tiền Giang

Liên quan đến tình trạng nông dân tự phát đào ao ươm cá tra giống trên đất lúa ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang), ông Lê Văn Hưởng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: Đã chỉ đạo các ngành chức năng trong tỉnh kiên quyết không để phát sinh thêm việc đào ao ươm cá giống trên đất lúa, nhằm giữ diện tích lúa theo qui hoạch.

Saturday. May 19th, 2012