Ứng Dụng Công Nghệ Xử Lý Bã Nấm Để Sản Xuất Rau, Hoa

Ngày 18-12, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả thực hiện Dự án Xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa trong chậu tại tỉnh Thái Nguyên.
Dự án Xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa trong chậu do Hội Nông dân tỉnh chủ trì thực hiện trong vòng 24 tháng (từ tháng 8/2013 đến thang 8/2015) với mục tiêu áp dụng công nghệ sinh học để xử lý bã nấm và thực hiện quy trình phối trộn các nguyên liệu dinh dưỡng để sản xuất giá thể sạch phục vụ trồng rau an toàn, hoa tươi. Các hộ dân tham gia Dự án đã được tập huấn, chuyển giao quy trình xử lý cho từng loại bã nấm; quy trình phối trộn bã nấm sau xử lý với các nguyên liệu khác để sản xuất giá thể dinh dưỡng; công nghệ trồng rau an toàn, hoa bằng giá thể trong chậu…
Sau hơn 1 năm thực hiện, Dự án đã mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế, môi trường và được nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh ứng dụng trong sản xuất. Theo tính toán, lợi nhuận trung bình của sản phẩm rau bắp cải trồng trên giá thể làm từ bã nấm đạt 2,65 triệu đồng/sào (cao gấp 8-10 lần so với trồng trên đất phù sa).
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, các đại biểu đã thống nhất ý kiến đề nghị UBND tỉnh tiếp tục giao cho Hội Nông dân tỉnh ứng dụng rộng rãi công nghệ xử lý bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa đại trà trên địa bàn tỉnh.
Nguồn bài viết: http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/ung-dung-cong-nghe-xu-ly-ba-nam-de-san-xuat-rau-hoa-222893-108.html
Related news

Để đạt được mức tăng trưởng như trên thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng hơn 45% lên 758 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bán hàng đạt 629 tỷ đồng, tăng 40%.

Hiện mặt hàng cá tra đã xuất khẩu sang 150 quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ và EU chiếm gần 40%), giá trị xuất khẩu khoảng 1,8 tỷ USD/năm, trong đó tỷ trọng xuất khẩu cá tra phi lê chiếm khoảng 90%.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, năm 2013, cả nước có gần 320 triệu con gia cầm, trong đó vùng có đàn gia cầm lớn nhất là ĐBSH với hơn 85 triệu con; tiếp đến là ĐBSCL 58,7 triệu con. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm hiện nay chủ yếu theo quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, thiếu liên kết và định hướng thị trường.

Mắc ca là loại cây công nghiệp mới bắt đầu phát triển vào giữa thế kỷ 20 tại Úc, Mỹ, sau đó mở rộng ra một số nước khác như Nam Phi, Guatemala, Nigeria, diện tích trồng trọt đến nay trên toàn thế giới mới đạt 80.000 ha (2014).

Cũng từ đây các cán bộ di truyền giống đã lai tạo chọn lọc thành công một giống lúa cao sản ngắn ngày, trồng được ba vụ trong năm trong tất cả các vùng sinh thái đồng bằng: hạt rất dài (> 7,5 mm), chất lượng cơm không thua kém các giống lúa mùa địa phương quang cảm ở thượng nguồn Mekong (Thái Lan, Campuchia).