Home / Tin tức / Tin thủy sản

Ứng dụng công nghệ vi sinh: Phương pháp hiệu quả xử lý sinh học trong ao nuôi tôm

Ứng dụng công nghệ vi sinh: Phương pháp hiệu quả xử lý sinh học trong ao nuôi tôm
Author: Minh Hiền (dịch, tổng hợp)
Publish date: Thursday. July 12th, 2018

Một trong những vấn đề lớn của nuôi tôm hiện nay là nhiễm khuẩn do hiện tượng tự ô nhiễm ao. Việc áp dụng các thuốc kháng sinh không đạt hiệu quả do xuất hiện kháng khuẩn chống thuốc và sức đề kháng ngày càng tăng ở mầm bệnh. Sử dụng các chế phẩm sinh học cho nuôi trồng thủy sản bền vững và thân thiện môi trường là một biện pháp thay thế nhận được nhiều sự đồng thuận trong việc kiểm soát ô nhiễm và bệnh dịch.

Ảnh minh họa

Trong quá trình nuôi, với số ngày nuôi càng tăng, sinh khối tôm và lượng thức ăn đầu vào cũng tăng theo, như vậy đáy ao dần bị ô nhiễm bởi do thức ăn dư thừa, phân và tảo chết. Với sự gia tăng sinh khối tôm,  môi trường nuôi trở nên không ổn định và chất lượng nước dễ biến đổi nhanh chóng. Do đó, chất lượng nước cần được theo dõi và quản lý vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sống còn của tôm. Tôm chịu ảnh hưởng bởi loại khí độc hại như NH3, NO2 và H2S thường bị căng thẳng và cuối cùng là nhiễm bệnh. Bệnh dịch bùng phát chủ yếu là do nước và đất bị ô nhiễm. Ứng dụng công nghệ probiotic cho quá trình xử lý sinh học trong ao nuôi tôm đem lại hiệu quả rõ rệt.

Một trang trại tôm sú tại làng Srijang gần Chandipur nằm ở vùng duyên hải Balasore ven biển Orissa (Ấn Độ) có tọa độ địa lý 21o32' vĩ độ Bắc và 86.54o kinh độ Đông đã được lựa chọn để nghiên cứu. Hai ao có kích thước 4000m2 mỗi ao, với mật độ 10 con/m2 được lấy cho mục đích nghiên cứu thực nghiệm. Một loại probiotic thân thiện môi trường có tên thương mại là Environ-AC của tập đoàn Biostadt India Ltd. được sử dụng để xử lý sinh học môi trường trong ao. Environ-AC là một tập hợp các chất nguồn gốc vi sinh vật có lợi, không gây bệnh, được lựa chọn kỹ như loài vi khuẩn Bacillus, Lactobacillus, Nitrosomas, Nitrobacteretc, được cố định sinh học vào một vật liệu tự nhiên có độ xốp cao gọi là cocolith, có sẵn ở dạng bột hạt, với nồng độ 1´108CFU / gm.

Nhìn chung trong giai đoạn đầu nuôi tôm, chất lượng nước không có nhiều vấn đề phát sinh do mức độ sinh khối trong ao thấp. Nhưng khi tôm càng phát triển, lượng thức ăn được bổ sung vào ao nuôi càng nhiều, chất lượng nước xấu đi do lượng chất thải trong quá trình trao đổi chất và thức ăn thừa tăng. Sau khi nhận thấy điều kiện môi trường ao nuôi suy giảm, quy trình xử lý vi sinh bắt đầu được tiến hành từ ngày cho ăn thứ 70 (tính từ ngày bắt đầu nuôi) trở đi, liều lượng ban đầu là 10 kg và sau đó cứ cách đều đặn 10 ngày với liều lượng 4 kg cho đến cuối mùa. Mẫu nước được thu thập trước cũng như sau khi áp dụng liệu pháp probiotics được phân tích để xem xét số lượng vi khuẩn Vibrio và các khí độc hại như ammonia, nitrite và hydrogen sulphide.

Sau 60-65 ngày nuôi, bùn hữu cơ đã hình thành ở đáy ao và điều kiện môi trường ao bắt đầu đi xuống. Phân tích mẫu nước trước khi sử dụng probiotic đã cho thấy sự hiện diện của NH3, H2S NO2 và mật độ vi khuẩn Vibrio rất cao. Trong khi đó, sau khi sử dụng probiotic từ ngày nuôi thứ 70 trở đi, mức độ khí độc hại không chỉ giảm mà còn giảm triệt để tới bằng tới mức bằng 0, số lượng vi khuẩn Vibrio cũng giảm đi đáng kể. Các kết quả được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1 Hiệu quả của probiotic trong việc giảm khí độc và số lượng mầm bệnh Vibiro trong ao nuôi tôm

Thông số Ao nuôi 1 Ao nuôi 2
Trước can thiệp Sau can thiệp Trước can thiệp Sau can thiệp
NH3(pmm) 0.3 0 0.25 0
H2S (pmm) 0.1 0 0.09 0
NO­2­ (pmm) 0.25 0 0.32 0
Vibrio Xanh Xanh Xanh Xanh
Số lượng Colonies=150 Colonies=70 Colonies=160 Colonies=80
CFU/ml Vàng Vàng Vàng Vàng
Colonies=320 Colonies=240 Colonies=350 Colonies=260

 

Nghiên cứu chỉ ra một cách rõ ràng rằng probiotic có hiệu quả trong xử lý sinh học cho ao nuôi tôm. Sử dụng chế phẩm sinh học giúp giảm và ngăn ngừa sự tích tụ bùn hữu cơ ở đáy ao cũng như sự hình thành các loại khí độc hại như NH3, NO2, H 2S vv, nó cũng tỏ ra rất hiệu quả trong việc kiểm soát số lượng vi khuẩn Vibrio và do đó cải thiện chất lượng nước và góp phần nâng cao sức khỏe cho tôm.

Những phát hiện tương tự như các quan sát được thực hiện bởi Ravichandranand Jallaluddin (2000), sử dụng Environ – AC với liều lượng đầu 25 Kg / ha, sau đó là 10 Kg cách tuần. Nghiên cứu này cho thấy trong ao được xử lý probiotic, các quần thể vi khuẩn Vibrio phát triển chậm trong khi đó, ở ao không được xử lý bằng probiotic, số lượng Vibrio tăng rất nhanh. Prabhu và cộng sự (1999) trong nghiên cứu của mình cũng thấy được mức độ amoniac andnitrite trong ao xử lý bằng probiotic thấp hơn trong ao đối chứng. Nghiên cứu của Jha và Naik (2007, 2008, 2009a and2009b cho thấy ao nuôi sử dụng probiotic có tỷ lệ vi khuẩn Vibrio rất hạn chế và không hình thành các loại khí độc hại như amoniac, nitrit hydrogen sulphide, vv, trong khi ở các ao đối chứng, vi khuẩn Vibrio tăng nhanh và phát hiện nhiều loại khí độc hại. Tất cả các tác giả trên đều khuyến cáo việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm để phân hủy các chất hữu cơ, làm giảm và kiểm soát vi khuẩn Vibrio gây bệnh cũng như các chất chuyển hóa độc hại, từ đó duy trì điều kiện môi trường ao phù hơp để tôm sống sót và đạt năng suất cao hơn.

Việc ứng dụng công nghệ vi sinh, cụ thể là việc sử dụng các chế phẩm sinh học hiện đang được biết đến như một biện pháp tốt hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn để tăng cường và duy trì mức sản xuất, nuôi trồng thủy sản so với việc sử dụng các thuốc kháng sinh. Mặt khác, không thể sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất khác trong thời gian dài để bù đắp suy giảm chất lượng nước và môi trường trong ao nuôi tôm. Vì vậy, xử lý sinh học, một cách tiếp cận sinh thái có thể là một lựa chọn tốt hơn cho sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản.


Related news

Xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản bằng biện pháp sinh học Xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản bằng biện pháp sinh học

Do nhu cầu ngày một tăng lên đối với cá tươi và tình trạng khai thác quá mức đang diễn ra ở các đại dương, nuôi trồng thủy sản ngày càng chứng tỏ quan trọng

Tuesday. July 10th, 2018
Tầm quan trọng của việc bổ sung enzim cho tôm và cá trong nuôi trồng thủy sản (Phần 2) Tầm quan trọng của việc bổ sung enzim cho tôm và cá trong nuôi trồng thủy sản (Phần 2)

Tầm quan trọng của việc bổ sung enzim cho tôm và cá trong nuôi trồng thủy sản (Phần 2)

Wednesday. July 11th, 2018
Một phương pháp điều trị bệnh nguy hiểm trên cá thân thiện với môi trường Một phương pháp điều trị bệnh nguy hiểm trên cá thân thiện với môi trường

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một phân tử có thể điều trị bệnh do ký sinh trùng gây ra rất phổ biến trên cá nước ngọt.

Wednesday. July 11th, 2018