Ứng Dụng Bóng Đèn Compact Cho Thanh Long Ra Hoa Trái Vụ

Ngày 29/10, Hội nông dân tỉnh phối hợp với Trung tâm SEDEC Bình Thuận, đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả ứng dụng bóng đèn Compact cho thanh long ra hoa trái vụ. Tham dự hội nghị, có đại diện một số Sở, Ban ngành, Hiệp hội thanh long Bình Thuận, Trung tâm nghiên cứu& phát triển thanh long, Hội làm vườn,…và một số hộ dân trồng thanh long tại các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc.
Mô hình ứng dụng bóng đèn tiết kiệm điện năng (Compact 20W, 3U) xử lý cho thanh long ra hoa trái vụ, được thực hiện từ đầu mùa khô năm 2007 đến tháng 5/2008, với sự hợp tác giữa Trung tâm SEDEC, Tổng công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông (đơn vị hỗ trợ đèn thử nghiệm), và Hội nông dân ( đơn vị tổ chức nông dân tham gia). Đánh giá hiệu quả qua một thời gian ứng dụng tại các xã Hàm Mỹ, Hàm Cường, Hàm Minh…( Hàm Thuận Nam), Hàm Thắng, Hàm Hiệp, Hàm Liêm(Hàm Thuận Bắc), kết quả cho thấy một số ưu điểm vượt trội khi sử dụng bóng đèn Com pact.
Trước hết sử dụng bền hơn 4 lần và tiết kiệm được 2/3 lượng điện so với bóng đèn dây tóc, giảm chi phí đầu tư, ít bị hư hỏng, tỷ lệ ra hoa của 2 loại bóng đèn tương đương nhau. Hơn nữa, do ít tiêu tốn điện năng, nên sử dụng bóng đèn Compact sẽ góp phần tiết kiệm điện, giảm giá thành cho thanh long trái vụ.… Tuy nhiên, theo các hộ nông dân sử dụng bóng đèn Compact, khó khăn lớn nhất hiện nay là giá thành bóng đèn Compact khá cao (37.000đ/chiếc) và rất dễ bị mất trộm.
Được biết, việc sử dụng bóng đèn Compact trong sản xuất cây ăn trái được ứng dụng tại các tỉnh Lâm Đồng, Tiền Giang… đã cho hiệu quả cao.
Related news

Bệnh đốm trắng thanh long hay còn gọi là bệnh đốm nâu, tắc kè, bệnh ma là những tên gọi khác nhau mà bà con nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An đặt tên cho một loại dịch hại mới phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng lan rộng (NNVN đã phản ánh).

Thời gian gần đây, các vùng trồng thanh long trên địa bàn tỉnh ta bị bệnh đốm nâu gây hại thanh long (nông dân thường gọi là bệnh đốm trắng hay bệnh tắc kè). Bệnh có tốc độ lây lan nhanh và mức độ gây hại ngày càng tăng, làm giảm giá trị thương phẩm của trái thanh long.

Theo kết quả giám định một số mẫu bệnh đốm trắng trên cành thanh long do Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận gửi đến, qua kết quả phân lập và giám định tác nhân đã xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng trên thanh long là do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra.

Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh. Chúng dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau.

Lâu nay, nông dân trồng thanh long VietGAP đang gặp khó trong các khâu đảm bảo vệ sinh môi trường. Một trong những nguyên do là sau khi cắt tỉa cành, phế phẩm từ cây thanh long không có chỗ tiêu hủy. Tìm biện pháp để “biến” các loại phế phẩm đó trở thành phân hữu cơ sinh học, đang là sự quan tâm của không ít nông dân trong tỉnh Bình Thuận.