Tỷ Phú Trên Đất Mía
Được mệnh danh là một tỷ phú trên đất mía, đó là anh Hồ Văn Đức, sinh ra và lớn lên tại đất võ Tây Sơn-Bình Định. Ông lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ gia đình anh Đức đã có đến 56 ha mía liệt vào dạng “đại gia” chân đất của Đak Pơ, đi xe ô tô hãng Lacetti, có năm thu nhập lãi ròng từ cây mía đến 1,7 tỷ đồng.
Ngày còn ở quê Tây Sơn, gia đình anh Hồ Văn Đức đã biết đầu tư vào cây mía, chỉ có 3 sào đất anh đã dành 2 sào trồng mía. Ngày ấy cây mía khá lận đận, ít vốn, ít đất nên không tài nào thoát khỏi cảnh nghèo đói. Được biết trên Gia Lai nhiều đất đai, anh dắt díu gia đình lên Gia Lai thuê người phát được gần 2 ha rẫy dốc Đói. Con dốc dựng đứng trên quốc lộ 19, nó cao quá, đi lên hết con dốc là cảm thấy đói nên được gọi là dốc “Đói”. Ban đầu, cũng chỉ định trồng bắp, mì, đậu xanh để lo cái ăn, nhưng được một thời gian, anh quyết định quay lại với cây mía.
Năm 1999, dù đã có trong tay 16 ha nhưng anh Đức vẫn… trắng tay. Thế là hết vụ mía, ông lại chạy về quê làm ruộng. Cũng may thời đó còn có mấy sào ruộng lúa ở quê và có vợ chạy chợ buôn bán nên cũng đủ cái ăn. Bấy giờ giá mía xuống thấp quá, năng suất không cao, trồng nhiều càng thua lỗ. Có năm đem mía về chất thành đống ở chân ruộng mặc nắng mưa... Không chịu bó tay, những vụ sau, anh tìm các giống mía vừa có năng suất cao, lại phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu quyết tâm đầu tư trở lại. Trời không phụ lòng người, những năm sau đó, vùng mía của ông cho năng suất cao, cùng với giá cả ổn định, cuộc sống của gia đình anh Đức bắt đầu thay đổi. Có được ít vốn, anh dồn tất cả để mua thêm đất trồng mía. Đến nay sau hơn 15 năm ẩn mình dưới dốc Đói trồng mía, nông dân Tư Mía đã có đến 56 ha trải dài từ xã An Thành đến xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ. Gần đây, bình quân mỗi năm ông thu hơn 1 tỷ đồng, riêng niên vụ mía 2010-2011, gia đình ông lãi 1,7 tỷ đồng.
Anh Hồ Văn Đức cho rằng, được may mắn thành công thì đó là lộc trời mang lại nên anh sẵn sàng dang tay giúp đỡ mọi người, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động địa phương với mức lương gần 3 triệu đồng/tháng. Anh Đức còn cho 80 hộ dân làng Buk, xã An Thành vay tiền không tính lãi để mua xe, làm nhà, mua phân bón, rồi hướng dẫn kỹ thuật để bà con biết canh tác giống mía mới cho năng suất cao hơn. Cuối vụ, gia đình anh còn đứng ra mua mía cho bà con nông dân theo giá của nhà máy. Ông cho biết: Vì với diện tích mía ít sẽ khó tiêu thụ, nên tôi gom của bà con lại để bán giùm. Ngày trước tôi cũng vậy, nếu không có mọi người chắc gì tôi có ngày hôm nay… Với nghĩa cử cao đẹp đó, anh Đức đã người dân địa phương tôn trọng và quý mến và gọi anh bằng cái tên thân mật “Tư Mia”
Related news
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đến thăm vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất ĐBSCL ở tỉnh Sóc Trăng, hỏi “Người nuôi tôm cần gì ở Chính phủ?”. Tất cả những người nuôi tôm đều trả lời “thủy lợi”. Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, nói cụ thể hơn, hệ thống thủy lợi quá khứ để lại chỉ phục vụ trồng lúa, chưa phục vụ nuôi tôm
Được hai ông bạn cùng ở ngoại thành Hà Nội, một là nông dân ở Thạch Thất và một là thạc sỹ, giảng viên Đại học Lâm nghiệp ở Xuân Mai (Chương Mỹ) rủ cùng làm nấm, tôi bảo: Tôi chỉ biết đánh “võ mồm” thôi, ngoài ra chẳng biết gì sất.
Năm 2011 do tác động của điều kiện thời tiết nên kéo dài thời gian sinh trưởng của lúa xuân từ 10-25 ngày, ảnh hưởng lớn tới lịch gieo cấy lúa hè thu, lúa mùa cũng như thời vụ vụ đông. Tại hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2010 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2011 của các tỉnh, thành phố phía Bắc diễn ra tại Vĩnh Phúc
Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật Phú Yên, kết quả giám định của Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) giống sắn KM140 đang trồng ở Phú Yên không nhiễm bệnh chổi rồng.
Vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay chúng tôi về xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội khi bà con nông dân đang hối hả thu hoạch vụ nhãn muộn thắng lợi. Nhãn chín khắp các vườn nhà trong thôn, nhãn khoe sắc vàng trên những tán cây xanh dọc theo con đê quanh làng, nhãn được đóng thùng xốp để xếp lên các xe tải cỡ lớn chờ vận chuyển đi vào các tỉnh phía trong...