Tỷ phú tôm hùm đảo Lý Sơn
Mạnh dạn đầu tư
Vốn là một ngư dân bám biển, anh Nhiều có hơn 15 năm theo thuyền vươn khơi, những chuyến đi kéo dài cả tháng liền.
Trong một chuyến đi biển Khánh Hòa, anh được một người bạn khác thuyền, giới thiệu kỹ thuật nuôi tôm hùm.
Nhưng ngày đó anh nghĩ rằng tiền không có đầu tư nuôi, nếu chẳng may dịch bệnh lại trắng tay.
Năm 2012, khi Đoàn nghiên cứu từ Nha Trang vào Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) tập huấn nuôi, anh Nhiều được tham gia khóa tập huấn.
Anh chia sẻ: “Tôi quyết định quay lại Khánh Hòa, tìm người bạn ấy và anh ấy đã chỉ cho tôi thấy hiệu quả mô hình nuôi tôm lồng bè mang lại.
Hơn nữa, tôm hùm thích hợp nhất vẫn là nuôi ở biển, vậy đảo Lý Sơn là nơi thích hợp nhất”.
Năm 2012, anh quyết tâm đầu tư 3 lồng nuôi tôm, 70 con/lồng.
Sau 18 tháng xuất bán, khi tôm đạt 1 kg trở lên, là tôm loại 1, bán với giá 2 triệu đồng/ kg, anh thu về trên 300 triệu đồng.
Nhận thấy nuôi có lợi, anh quyết định mở rộng, hiện nay anh đã có hơn 36 lồng, trên diện tích hơn 450 m2.
Chú trọng chăm sóc
Anh Nhiều cho biết, tôm hùm là loại ăn tạp, trong tự nhiên, chúng ăn chủ yếu các loài cá, ghẹ… bắt mồi ban đêm hoặc mờ sáng.
Cho nên đối với nuôi tôm chỉ cần hằng ngày cho ăn lúc chiều tối, mỗi lồng 3 – 5 kg ghẹ; giá chừng 25.000 đồng/kg; ngoài ra có thể cho tôm ăn cua, sò.
Đối với đặt lồng nuôi, được làm bằng phi sắt, bao quanh bằng lưới, cách mặt đáy nước 5 m, mật độ thả nuôi tùy thời điểm, khi tôm nhỏ mật độ 20 – 2 5 con/m2/lồng, sau 2 tháng nuôi, đem thả ra nhiều lồng, phân bố 10 – 15 con/lồng cho đến khi trưởng thành.
Anh cho biết, khi vớt tôm từ lồng này sang lồng kia, phải dùng vợt vớt tôm nhẹ nhàng, tốt nhất là vớt 2 – 3 con/ lần.
Lồng luôn giữ nhiệt độ 20 – 250C.
Anh Nhiều nhấn mạnh, quan trọng nhất là nuôi tôm thời kỳ lột xác, phải luôn giữ môi trường nước sạch, lấy ngay vỏ tôm ra khỏi lồng, tránh tình trạng xác phân hủy.
Thông thường, tôm nhỏ nuôi 5 – 7 ngày đầu đã lột xác lần đầu tiên, sau đó cứ nửa tháng lột xác một lần cho đến khi tôm hùm nặng đủ 1 kg trở lên, có thể xuất bán.
Để có được giống tôm hùm tốt, anh Nhiều phải vào đất liền, tìm đến những nơi có lượng đi tàu xa khơi như xã Tịnh Hòa (huyện Sơn Tịnh) hay xã Bình Châu (huyện Bình Sơn), mỗi con tôm hùm nhí bán với giá 300.000 đồng.
Như vậy, với 3.000 con tôm hùm, mỗi lần xuất bán (thường 18 tháng), anh Nhiều thu về trên 3 tỷ đồng.
Anh Nhiều chi sẻ thêm, nuôi tôm hùm, không xuất bán hết một lượt, thường chỉ xuất khoảng một nửa tôm trong lồng, số còn lại để làm giống hoặc nuôi tiếp cho đến khi đạt trên 1 kg thì hiệu quả mới cao.
Bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn: Nghề nuôi tôm hùm lồng bè tại đảo Lý Sơn đang phát triển mạnh, với 15 bè nuôi, khoảng 350 lồng, số lượng thả nuôi khoảng 25.000 con giống.
Huyện đã có chủ trương mở rộng diện tích nuôi tôm hùm, giúp ngư dân phát triển kinh tế.
Related news
Bệnh sữa trên tôm hùm (hay còn gọi là bệnh bệnh đục thân) do vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia (Rickettsia like bacteria - RLB) gây ra
Bệnh đỏ thân thường xảy ra ở các loài tôm hùm Bông (hay hùm Sao), tôm hùm Đá (tôm Xanh, tôm Ghì), tôm hùm Đỏ (hùm Lửa) và tôm hùm Tre, xảy ra nhiều từ tháng 2-8
Bệnh đen mang tuy mới gặp trên tôm hùm Bông (hùm Sao, hùm Hèo), tôm hùm Đá (tôm Ghì, tôm Kẹt) và tôm hùm Đỏ (hùm Lửa)
Hiện nay, tôm hùm là loài hải sản có giá trị dinh dưỡng, giá trị xuất khẩu cao và đang được nuôi phổ biến tại các tỉnh miền Trung nước ta
Tôm hùm là loài hải sản có giá trị dinh dưỡng, giá trị xuất khẩu cao và đang được nuôi phổ biến tại các tỉnh miền Trung.