Tỷ phú để tiền trong nhà... người nghèo
Thuận vợ thuận chồng
Hẹn mãi chúng tôi mới gặp được anh Hữu bởi mùa này, vợ chồng anh bận túi bụi. Trong căn nhà khang trang, anh Hữu cùng vợ là Hồ Thị Hương- người dân tộc Vân Kiều hào hứng tiếp chuyện chúng tôi. Anh Hữu khẳng định ngay: “Đời tôi ăn nên làm ra là nhờ lấy được người vợ đảm đang”. Chuyện tình của vợ chồng anh Hữu kể cũng lạ. Tháng 3.2001, lúc anh Hữu là công nhân lâm trường đang làm việc ở thôn Khe Van thì gặp chị Hương là thợ may. Sau lần trò chuyện hôm đó, 2 người nảy sinh tình cảm. 12 ngày sau, đám hỏi diễn ra và rồi ngày 23.6.2001 lễ cưới được tổ chức trước sự ngỡ ngàng của bà con lối xóm.
Vợ chồng anh Đặng Quang Hữu chuẩn bị đưa cây tràm đi trồng ở mảnh đất 5 ha vừa mới mua lại.
Năm 2009, bố mẹ cháu Hồ Thị Sữa, xã Hướng Hiệp ly hôn bỏ cháu bơ vơ. Đứng trước nguy cơ cháu Sữa bỏ học lớp 4, vợ chồng anh Hữu đã nhận Sữa làm con nuôi, thương yêu như con đẻ. Nay cháu Sữa đang học lớp 11 trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Trị.
Ra riêng, vợ chồng anh Hữu sinh con trong căn nhà nhỏ lụp xụp được bà ngoại để lại cho. Chị Hương tiếp tục nghề may, anh làm công nhân lâm trường, và cùng nhau khai hoang đất rừng trong những thời gian rãnh rỗi. Mỗi nhát cuốc giáng xuống đất là một lần mồ hôi, nước mắt và máu vợ chồng anh đổ xuống với bao lo lắng, hiểm nguy từ bom đạn chiến tranh để lại.
Năm 2005, đánh liều, anh Hữu vay 7 triệu đồng mua cây tràm trồng trên diện tích 5ha vợ chồng đã dày công khai hoang suốt 5 năm. Năm 2006, anh Hữu nghỉ việc ở lâm trường, về nhà khai hoang đất rừng và lập vườn ươm giống cây phục vụ việc trồng rừng của gia đình, vừa cung ứng cho người dân. Cũng thời gian đó, anh Hữu bắt đầu vay mượn ngân hàng thu mua sắn, tràm của người dân trong huyện.
Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, số tiền lãi từ việc buôn bán, dành dụm của hai vợ chồng đều dành để khai hoang đất đai, trồng rừng. Vì vậy, đến nay anh Hữu đã có 11ha rừng tràm trồng xen canh cây sắn và thu hoạch cuốn chiếu. Năm 2011, anh Hữu mua xe tải phục vụ việc vận chuyển, buôn bán. Tổng thu nhập mỗi năm anh Hữu có trên dưới 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lãi 500 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng và hàng chục lao động thời vụ.
Giúp dân giảm nghèo
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Hữu còn giúp bà con vay vốn không lãi để giảm nghèo. “Nhờ có nguồn vốn vay theo Chương trình 30A với lãi suất thấp, tôi mới dám vay vốn nhiều rồi cho bà con trong huyện mượn để làm ăn, chứ nếu lãi như ngân hàng thương mại thì tôi cũng chịu” – anh Hữu cười.
Để trồng được 1ha rừng tràm người dân cần chi phí khoảng 20 triệu đồng, còn trồng sắn cần khoảng 15 triệu đồng. Anh Hữu cho bà con mượn ít nhất nửa số tiền trên, có nhà anh cho mượn 100% tiền cần đầu tư, không lãi. Lật cuốn sổ cho mượn tiền dày cộp của anh Hữu, chúng tôi bất ngờ khi số tiền anh cho bà con mượn lên tới cả tỷ đồng mà chỉ ghi vài dòng thông tin đơn giản.
Anh Hữu cho biết, mỗi năm cho khoảng 600 hộ dân ở các xã như Hướng Hiệp, Đakrông, Mò Ó… mượn với số tiền khoảng 1,5 tỷ đồng để trồng tràm, sắn. Đến vụ thu hoạch, anh Hữu bao tiêu sản phẩm, còn người dân sẽ trả tiền gốc cho anh. “Chấp nhận lời lãi ít lại để hỗ trợ bà con thoát nghèo, làm giàu là cách sản xuất bền vững. Tiền của tôi cứ nằm mãi trong dân, người này mượn, người khác mượn chứ có ở trong nhà đâu”– anh Hữu bày tỏ.
Anh Hồ Văn Vân, thôn Xa Rúc, xã Hướng Hiệp trước đây là hộ nghèo. Biết chuyện, anh Hữu tìm đến cho anh Vân mượn tiền đầu tư và khai hoang thêm đất. Đến nay, anh Vân có đến 11ha rừng tràm, 1 ha sắn, thu nhập cao thuộc hạng nhất thôn.
Related news
Khi nhắc đến chàng trai Cháng Thìn Lù, hội viên, nông dân chi hội thôn Thanh Long, Thanh Vân, huyện Quản Bạ (Hà Giang) liền trầm trồ rằng, “nó” vừa bảnh trai, vừa giỏi làm kinh tế, từ lời nói đến việc làm đều dễ thuyết phục bà con.
Về Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) hỏi thăm anh Đồng Văn Chiêm (SN 1983) dân tộc Tày thì bà con ai cũng biết. Tuổi đời còn khá trẻ, nhưng anh Chiêm đang là chủ sở hữu đàn trâu, bò lên đến gần 50 con, trị giá tiền tỷ.
Tháng 9, đặt chân đến khối Trung Nghĩa và Dốc Cao, thuộc phường Quang Tiến, TX Thái Hòa, Nghệ An, hẳn ai cũng phải ngỡ ngàng thán phục, bởi vụ bưởi hồng năm nay nhà nào cũng "hái" được hàng trăm triệu đồng.