Tuổi cai sữa ở lợn con không ảnh hưởng đến tần số sinh sản của lợn mẹ
Kết quả này cho thấy sức khỏe của lợn con có thể được cải thiện mà không làm giảm hiệu quả chăn nuôi.
Bà Alice Weaver, nhà nghiên cứu về động vật và khoa học thú y cho biết “Lợn nái thường không động dục trở lại trong thời gian cho con bú, chúng chỉ động dục trở lại sau khi lợn con đã được cai sữa.
Trong chăn nuôi lợn, điều này có nghĩa là việc giảm thời gian bú mẹ của lợn con sẽ giúp tối đa hóa số lứa đẻ của lợn nái mỗi năm.
Tuy nhiên, lợn con cai sữa sớm thường không phát triển mạnh với mức tăng trưởng giảm và thường bị mắc bệnh tiêu chảy thông thường”.
Nghiên cứu của bà Weaver tiến hành xem xét liệu quá trình động dục có thể được kích thích trở lại trong khi lợn nái vẫn cho con bú hay không để lợn nái có thể giao phối trước khi lợn con được cai sữa.
Dự án của bà được thực hiện dưới sự giám sát của Tiến sĩ Will van Wettere, người đứng đầu một số dự án nghiên cứu trong việc cải thiện khả năng sinh sản của lợn và tuổi thọ trung bình của lợn con.
Các nhóm lợn nái trắng Landrace khác nhau đã được thiết lập bao gồm nhóm lợn nái cai sữa sớm vào ngày thứ bảy sau khi sinh và nhóm lợn nái cai sữa vào ngày 26 sau khi sinh.
Các nhóm lợn nái được tiếp xúc hàng ngày với lợn đực từ ngày thứ 7 sau khi sinh.
Bà Weaver cho biết “Nghiên cứu cho thấy rằng việc cho lợn nái tiếp xúc hàng ngày với lợn đực trưởng thành 7 ngày sau khi sinh là đủ để kích thích động dục cho dù lợn vẫn còn đang cho con bú.
Chúng tôi nhận thấy thời gian cho lợn con bú mẹ có thể được tăng lên trong khi lợn nái vẫn có thể đẻ trung bình 2,4 lứa một năm.
Điều này rất quan trọng đối với ngành chăn nuôi lợn, giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng sau cai sữa và khả năng sống sót của lợn con.
Hầu hết lợn con ở Ôx-trây-li-a được cai sữa 24 ngày sau khi đẻ.
Nếu khoảng thời gian này tăng lên ít nhất 30 ngày, khoảng thời gian tăng thêm sẽ có lợi ích đáng kể cho lợn con”.
Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu xem liệu có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến lứa lợn sau vốn sẽ được hình thành trong khi lợn nái vẫn cho lứa lợn trước bú sữa hay không.
Related news
Truyền qua không khí được coi như một con đường khuếch tán tiềm năng của dịch tiêu chảy vi rút ở lợn (PEDV).
Trong hàng nghìn năm, con người đã thuần hóa động vật, lựa chọn những đặc điểm tốt nhất để lai tạo ra những giống vật nuôi thích hợp. Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu lai tạo các giống cừu thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên dữ liệu di truyền chọn tạo giống của nhiều thế kỷ và rất nhiều dữ liệu về bộ gien vật nuôi có sẵn.
Các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) hiện đang nghiên cứu các phương pháp để giúp các nhà sản xuất bò thịt cải thiện đánh giá di truyền các tính trạng được đo lại thường xuyên như: tăng trưởng và khả năng sinh sản dễ dàng.