Trung Tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư Tỉnh Tích Cực Chuyển Giao Tiến Bộ Kỹ Thuật Vào Sản Xuất
Theo Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh, trong 10 năm qua, đơn vị đã xây dựng được 24 loại mô hình với tổng quy mô là hơn 1.660 ha cây trồng các loại và 1.800 đầu con gia súc, 46.800 con gia cầm, hơn 21 ha ao cá và 24 chiếc máy sấy nông sản, thu hút gần 6.600 lượt hộ tham gia, trong đó có 38,5% lượt hộ là người dân tộc thiểu số; tổ chức gần 22.600 lớp tập huấn với hơn 90.000 lượt học viên tham gia…
Nhìn chung, nội dung xây dựng mô hình, tập huấn và huấn luyện chuyển giao của đơn vị khá phong phú. Nhiều thông tin cơ bản, thiết thực đã được truyền tải tới người dân, nhất là các thông tin như giới thiệu, sử dụng cây trồng mới, giống mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong các khâu sản xuất, phương pháp khuyến nông, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc phòng trừ dịch hại tổng hợp và chế biến, bảo quản, kỹ thuật chăn nuôi (heo thịt, gà thả vườn, ngan Pháp, nuôi bò thịt, bò sinh sản, nuôi dê..), kỹ thuật nuôi thủy sản, phương pháp thu thập, xử lý và sử dụng thông tin thị trường, vi tính căn bản…
Với những kết quả từ hoạt động, Trung tâm Khuyến nông -Khuyến ngư tỉnh đã góp phần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, từng bước thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hiện đại theo hướng công nghệ cao và bền vững.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/trung-tam-khuyen-nong-khuyen-ngu-tinh-tich-cuc-chuyen-giao-tien-bo-ky-thuat-vao-san-xuat-35932.html
Related news
Những năm gần đây, do quá trình đô thị hoá diện tích đất nông nghiệp của xã Sông Lô, thành phố Việt Trì ngày càng thu hẹp, chính quyền địa phương đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó vùng sản xuất rau an toàn là một trong những hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đồng thời đáp ứng nhu cầu về thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Trong thời gian 3 tháng, những nông dân nòng cốt tại các địa phương này tập trung học theo chu kỳ phát triển của cây trồng ngay trên đồng ruộng. Hình thức tổ chức lớp học thực tế theo nhóm nhằm giúp người nông dân hiểu được việc canh tác theo phương thức sinh thái, thâm canh tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản.
Thực tế tại nhiều địa phương của Đại Lộc như: Đại Hồng, Đại Chánh, Đại Sơn, Đại Hưng… trâu là vật nuôi được bà con chú trọng. Việc nuôi trâu để tạo sức kéo, cày bừa không còn được quan trọng mà tạo sản phẩm hàng hóa mới là vấn đề cốt lõi tại các địa phương này.
Trong cơn mưa phùn nhỏ hạt, chúng tôi lội suối, rồi men theo triền đồi tìm đến rẫy chè của anh Đinh Văn Châm ở thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, đúng vào lúc hai vợ chồng anh đang trồng chè theo mô hình trồng mới giống chè địa phương do Trung tâm khuyến nông huyện Minh Long thực hiện nhằm khôi phục lại cây chè xanh Minh Long.
Ông Nguyễn Thanh Hiệp- Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ cho biết, nguyên nhân khiến trái dứa không còn được chuộng ở địa phương nữa là do chất lượng giống thoái hóa. Người dân bỏ lâu không chăm sóc, không trồng lại giống mới dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, trái có vị chua...