Trung Quốc: Ngành dịch vụ ăn uống chọn cá tra Việt Nam hơn cá rô phi trong nước
Các công ty cá rô phi của Trung Quốc đang nỗ lực để thâm nhập vào thị trường dịch vụ ăn uống khổng lồ và đang phát triển nhanh chóng với những người mua thực phẩm thay thế như cá tra/basa Việt Nam với giá rẻ hơn và các loại thực phẩm protein khác.
Han Xuefeng, Tổng thư ký của Hiệp hội Cá Rô phi bền vững Hải Nam (Hainan Tilapia Sustainability Alliance) cho biết, tThị trường dịch vụ ăn uống của Trung Quốc như trường học, bệnh viện, chuỗi khách sạn, các tổ chức chính phủ là một thị trường không thể đánh giá thấp được. Hiệp hội đang cố gắng tìm cách để cá rô phi Hải Nam có thể tiếp cận nhiều hơn với các hiệp hội về dịch vụ ăn uống, như Hiệp hội có tầm ảnh hưởng lớn của Trung Quốc là Hiệp hội Ẩm thực Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống Trung Quốc coi việc mua sắm giống như một bài toán về giảm thiểu chi phí và Hiệp hội cần nỗ lực nhiều hơn.
Ví dụ, sau khi xem xét dữ liệu bán hàng của một công ty chuyên cung cấp cho các trường học, ông nhận thấy philê cá rô phi của Trung Quốc vượt quá ngân sách của hầu hết các trường học. Nếu các công ty chế biến cá rô phi thành philê, đóng gói và sau đó bán cho các trường học thì giá cả cũng cao hơn mức mà họ có thể chấp nhận.
Những thách thức trong nước
Tại thị trường nội địa khổng lồ của Trung Quốc, các công ty cá rô phi đang phải vật lộn trong bối cảnh XK sang Mỹ giảm, chủ yếu là do sự cạnh tranh từ cá tra/basa mà còn là vấn đề danh tiếng về cá rô phi Trung Quốc.
Ông Cui He, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Tiếp thị Thuỷ sản Trung Quốc (Cappma), tại Diễn đàn Phát triển ngành Cá Rô phi Quốc tế lần thứ 14 tổ chức tại thành phố Haikou vào tháng 11/2017, lưu ý rằng các công ty cá rô phi ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc đã bán 90% cá rô phi họ sản lượng đến thị trường nội địa. Công ty cá rô phi lớn nhất ở Vân Nam, New Ocean Group, cho biết công ty này có vị trí tốt trong phân khúc cá rô phi chất lượng cao.
Tuy nhiên, cá rô phi nguyên con thường được bán trong nước là một ngành kinh doanh có giá trị thấp. Zhou Qinfu, Giám đốc công ty Hainan Qinfu, một công ty cá rô phi lớn ở Hải Nam, cho biết công ty chưa thể mở rộng thị trường cá rô phi ở Trung Quốc. Người tiêu dùng Trung Quốc thích ăn cá sống, trong khi ở châu Âu và Mỹ, họ thích philê. Nếu người tiêu dùng Trung Quốc thay đổi thị hiếu và trở nên quen với các sản phẩm đông lạnh, thì trong tương lai thị trường nội địa Trung Quốc có thể là một thị trường lớn đối với các công ty.
Zhou - một doanh nhân bắt đầu nuôi cá rô phi vào đầu những năm 1990 đã chia sẻ thành công của mình bằng việc quảng bá cá rô phi ở Trung Quốc. Đầu năm nay, nhà phát thanh truyền hình CCTV đã đến thăm công ty của ông ở Hải Nam, tại đây ông trình bày cách cá rô phi được thu hoạch và chế biến. Zhou sau đó tham gia chương trình TV chefs trong một phòng bếp của studio để nấu cá rô phi, một loại cá đa năng có thể được sử dụng với nhiều công thức nấu ăn.
Ông cũng xuất hiện trong một trang bìa trên tạp chí kinh doanh Hải Nam địa phương. Zhou là một người nổi tiếng trong ngành cá rô phi Hải Nam.
Tuy nhiên, Zhou tuyên bố rằng người Trung Quốc không ăn cá rô phi vì thói quen ăn uống khó thay đổi; năm nay, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành thị trường NK cá tra lớn nhất của Việt Nam.
Related news
Với giá cá tra thương phẩm 28.000 - 30.000 đồng/kg, người nuôi cá tra ở tỉnh Đồng Tháp vô cùng phấn khởi và chuẩn bị các công tác thả nuôi cho mùa vụ mới.
Đây là những tín hiệu khiến người nuôi tôm tại Bạc Liêu nói riêng, các tỉnh ĐBSCL nói chung vô cùng háo hức, kỳ vọng vào một tương lai mới trong năm 2018.
Liên tiếp kể từ tháng 8/2017 sau khi chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ chính thức thi hành, giá trị XK cá tra sang thị trường này giảm.