Trụ vững trong thời kỳ đen tối của nghề nuôi lợn
Trang trại của ông Bùi Đức Luận ở khu 6, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) được coi là quy mô lớn nhất trên địa bàn huyện.
Trong ảnh: Khu chuồng trại của ông Luận
Với 300 lợn nái, hơn 3.000 lợn thương phẩm, ông Luận xây dựng chuồng trại hiện đại, có hệ thống thông gió điều hòa, bảo đảm cho lợn luôn trong điều kiện lý tưởng nhất. Thậm chí khu chuồng trại lợn nái còn có thể nuôi gấp ba, bốn lần hiện tại. Nhiều năm nay, số lợn thương phẩm có đầu ra ổn định, lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/năm.
Bắt đầu đầu tư cho chăn nuôi từ rất sớm. Năm 2002, là một nông dân thuần túy, ông Luận đã có tham vọng làm giàu từ chăn nuôi. Xuất phát điểm chỉ từ hơn 10 lợn nái và hơn 200 lợn thương phẩm. Thấy làm ăn thuận, ông mở rộng quy mô, cho tới như hiện nay.
Hỏi về việc chăn nuôi lợn nái và lợn thương phẩm, ông Luận cho biết: Nuôi lợn bây giờ, được coi là “thời kỳ đen tối”, bởi giá thịt lợn thấp, lỗ nhiều hơn lãi. Càng quy mô lớn, quy mô hiện đại như ông, càng thất thu lớn. Hỏi, vì sao ông không chuyển hướng? Ông Luận lắc đầu: Cơ ngơi như thế này, cũng giống như ngồi trên lưng hổ thôi. Cho nên biết lỗ, biết thất thu, vẫn phải “chiến đấu” đến cùng.
Mặc dù tình hình đáng buồn như vậy, nhưng nhìn đàn lợn của ông Luận vẫn béo tốt, khỏe mạnh, nói một cách khác, trông vẫn mỡ màng, ngon lành. Và mặc dù không được như trước, việc tiêu thụ sản phẩm vẫn đều đều. Ông Luận tâm sự: “Người dân không thể bỏ thịt lợn. Mà đã vậy, thì chăn nuôi lợn vẫn tồn tại. Thậm chí vẫn phát triển”.
Được biết, ông Luận đầu tư hơn 5ha trang trại, trong đó 4ha mặt nước. Ông nuôi các loại cá không phải lo đến đầu ra. Đó là trôi, mè, trắm, chép. Nuôi cá không cần lao động nhiều. Tập trung thu hoạch mỗi năm một vụ. Ông thu hơn 30 tấn cá/năm. Với giá bình quân 12.000 đồng/kg. Riêng về cá, mỗi năm ông thu lãi vài trăm triệu đồng.
Hỏi vì sao ông không giảm dần chăn nuôi lợn, để đầu tư nhiều hơn cho cá? Ông Luận lắc đầu: “Nuôi lợn vẫn cho lãi cao hơn. Vẫn đề là phải biết cách vượt lên để tồn tại. Nếu vượt qua được thời kỳ khó khăn, khi nhiều người không trụ được, bỏ cuộc, ấy chính là “cơ hội vàng” sau này.
Quả là ông Luận có tầm nhìn xa. Trong lúc khó khăn như hiện nay, ông vẫn duy trì được từ 8 đến 10 lao động thường xuyên. Hầu hết là thuê nhân công tại địa phương.
Related news
Trộn lẫn phân vôi Địa Long với dung dịch pha chế và hột gà đem phun lên các cây ớt bị bệnh khi mát trời. diện tích cây ớt bị nhiễm bệnh đã nhanh chóng hồi phục
Từ 8.000m2 đất trồng chè, mỗi năm gia đình ông Lê Quang Nghìn, người dân tộc Ngái, ở xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên thu được hơn nửa tỷ đồng/năm.
Bệnh được gọi dưới nhiều tên khác nhau tùy thuộc bộ phận bị hại và theo vùng miền như: Bệnh thối rễ, nứt thân, nứt quả, xì mủ, chảy nhự