Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Trừ Mầm Bệnh Hại Cho Thóc Giống

Trừ Mầm Bệnh Hại Cho Thóc Giống
Publish date: Thursday. August 8th, 2013

Nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh như nấm bệnh von mạ, bệnh khô vằn, đạo ôn, tiêm hạch; vi khuẩn gây bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh bạc lá lúa… tồn tại trên vỏ trấu hạt giống biểu hiện bằng các đốm, vết màu nâu, đen nhỏ trên hạt thóc.

Khử trùng hạt giống trước khi ngâm ủ có tác dụng tiêu diệt hầu hết các mầm bệnh trên hạt giống, hạn chế nguồn bệnh lây từ hạt giống vụ trước sang cây mạ vụ sau. Có nhiều phương pháp để khử trùng hạt giống, sau đây là một số biện pháp chính:

Dùng nước vôi trong 2-3% ngâm thóc trong 10-12 giờ để diệt mầm bệnh hại. Cách làm như sau: lấy 0,2-0,3 kg vôi cục hoặc 0,3-0,5 kg vôi tôi (chú ý là vôi mới tôi khoảng 30-40 ngày trở lại mới có giá trị diệt mầm bệnh), hoà trong 10 lít nước, để lắng trong 3-5 phút, lọc lấy 6-7 kg nước vôi trong, ngâm được 6-7 kg thóc giống trong 10-12 giờ.

Dùng nước nóng 54oC (3 sôi + 2 lạnh) lượng nước nóng cần gấp 3 lần lượng thóc xử lý, thời gian xử lý 4-5 phút. Hòa đủ lượng nước nóng cho vào dụng cụ có nắp (vung) đậy, cho thóc giống vào đậy nắp lại trong 4-5 phút, sau mở nắp ra cho nước tự nguội dần.

Dùng hoá chất như: CuSO4 1-4%; Daconil 30% nồng độ 0,3%; Carbenzim 50% nồng độ 0,3%… ngâm trong 24 giờ.

Thời gian ngâm thóc giống tính cả thời gian xử lý mầm bệnh: Theo phương pháp mới, giống lúa thuần trong vụ xuân nhiệt độ thấp ở các tỉnh phía Bắc ngâm 72 giờ, giống lúa lai vỏ hạt mỏng, hạt trấu hở ngấm nước nhanh ngâm 35-40 giờ là hạt đã hút đủ nước, ngày thay nước hai lần. Ủ ấm trong đống rơm, rạ 25-32oC trong 30-40 giờ, trong quá trình ủ không cần mở ra để dấp nước làm mất nhiệt như cách cũ ngâm nước 36-48 giờ để hạt nẩy mầm nhanh hơn.


Related news

Giải pháp kỹ thuật cho sản xuất lúa và cây ăn trái sau giai đoạn hạn hán, xâm nhập mặn Giải pháp kỹ thuật cho sản xuất lúa và cây ăn trái sau giai đoạn hạn hán, xâm nhập mặn

Trong mùa khô 2016 vừa qua, tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất trồng trọt.

Monday. April 24th, 2017
Biện pháp hạn chế tác hại của phèn, mặn cho sản xuất lúa vụ hè thu Biện pháp hạn chế tác hại của phèn, mặn cho sản xuất lúa vụ hè thu

Bến Tre là một trong những tỉnh chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu (BĐKH), trong đó yếu tố hạn, mặn đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp

Monday. April 24th, 2017
Phân biệt những hình thức ngộ độc ở lúa và phương pháp khắc phục Phân biệt những hình thức ngộ độc ở lúa và phương pháp khắc phục

Hiện nay, để nâng cao thu nhập, người trồng lúa đã thực hiện thâm canh tăng vụ, chủ yếu là sử dụng nhiều phân bón và thuốc BVTV, tận dụng tối đa thời gian nghỉ

Wednesday. April 26th, 2017
Cần chú ý một số điều khi áp dụng biện pháp hóa học trừ chuột Cần chú ý một số điều khi áp dụng biện pháp hóa học trừ chuột

Thời tiết nắng hạn, cùng với việc nông dân lên bờ trồng cỏ nuôi bò là điều kiện để chuột có chỗ ở và sinh sản nên mật số chuột gia tăng nhanh.

Thursday. April 27th, 2017
Chú ý một số bệnh hại lúa sau đợt triều cường Chú ý một số bệnh hại lúa sau đợt triều cường

Hiện nay, lúa Thu Đông của tỉnh Bến Tre đang giai đoạn làm đòng sắp trổ. Đợt triều cường vừa qua, những vùng lúa trũng, thấp bị ngập

Friday. April 28th, 2017