Trồng Nhãn Trái Vụ Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Xã Nhị Quí thuộc huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, từ lâu nổi tiếng là vùng trái cây đặc sản với các loại nhãn chất lượng thơm ngon, hơn hẳn các vùng miền khác. Quả nhãn to, nhỏ hột, cơm dày, mỏng vỏ. Đặc biệt, nhãn Nhị Quý còn ra quả trái vụ nên có lợi thế cạnh tranh.
Toàn xã hiện còn khoảng 400 ha nhãn. Nhãn Nhị Quý được trồng tập trung ở các vùng như: Quý Thành, Quý Chánh và Quý Lợi. Nhãn ở đây có rất nhiều loại, nhưng được phân ra làm 4 loại chính: nhãn da bò, nhãn tiêu quế, nhãn xuồng cơm vàng, long nhãn, một hương vị riêng nhưng đều đặc sắc, khó quên.
Mặc dù không phải mùa chính của nhãn, nhưng tại Nhị Quý, nhiều vườn nhãn vẫn nặng trĩu trái chín vàng và các nhà vườn đang vào mùa thu hoạch. Theo những chủ vườn, giá nhãn hiện đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Loại nhãn đẹp, tươi để xuất khẩu có giá từ 5.000 – 6.000đ/kg; nhãn loại I có giá khoảng 3.200 – 3.600đ/kg; nhãn loại II có giá khoảng 2.500 – 2.600đ/kg thu mua tại vườn.
Để nâng cao chất lượng cho nhãn Nhị Quý, các hộ trồng nhãn đã đầu tư chăm sóc để nâng cao chất lượng quả nhãn, tránh việc khai thác liên tục làm giảm chất lượng quả nhãn. Ngoài ra, xã Nhị Quý đã có kế hoạch từ nay đến năm 2010 sẽ tiếp tục tăng diện tích nhãn lên khoảng 600ha, đồng thời xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhãn Nhị Quý, dần tạo chỗ đứng cho thương hiệu nhãn Nhị Quý trên thị trường.
Related news

Nhãn là một loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, có nhiều giống nhãn được trồng tại Việt Nam, tùy vùng miền bà con lựa chọn giống nhãn phù hợp với điều kiện

Nhãn thường bị sâu bệnh ở thời kỳ ra hoa đậu quả non (nấm bệnh phát triển, gây rụng hoa, thối hoa, khó đậu quả), ở các thời kỳ tiếp theo thời điểm chuyển mùa

Chăm sóc nhãn chín muộn thời kỳ kinh doanh được chia làm 3 giai đoạn: thu hoạch đến trước khi ra hoa, ra hoa đến đậu quả non và quả non đến thu hoạch

Trong quá trình chăm sóc cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn các hộ cắt bớt những cành nhỏ để tạo độ thông thoáng, cho cây có bộ khung tán khoẻ.

Cây nhãn Hương Chi được đưa về Sơn Thủy từ năm 1989 lần đầu tiên trên địa bàn xã có diện tích trồng nhãn được áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh 2,5ha