Home / Trồng nấm / Nấm rơm

Trồng Nấm Rơm Cho Thu Nhập Cao

Trồng Nấm Rơm Cho Thu Nhập Cao
Publish date: Monday. December 19th, 2011

Thực hiện chủ chương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững và mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân, sau nhiều năm độc canh cây lúa bà con nông dân ở P.Phước Thới đã chuyển từ cơ cấu 3 vụ lúa/năm sang trồng đậu nành hoặc mè trong vụ lúa xuân hè, bà con nông dân ở Thuận Hưng thì chuyển sang trồng dưa hấu, bắp lai, dưa leo trong vụ đông xuân. Một số bà con nông dân lên vuông để nuôi cá, tôm càng xanh trong mùa lũ, một số thì chuyển sang trồng nấm rơm. Nói chung các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh cây lúa.

Trồng nấm rơm ở ĐBSCL đã có từ lâu nhưng thực sự chỉ phát triển mạnh từ khoảng hơn chục năm trở lại đây. Trước đây khi mà ĐBSCL còn trồng chủ yếu là các giống lúa mùa với một vụ/năm thì nghề trồng nấm rơm chưa phát triển. Rơm rạ sau khi thu hoạch bỏ phí trên đồng ruộng hoặc thải xuống các dòng sông gây ách tắc dòng chảy và làm ô nhiễm môi trường. Từ khi Nhà nước có chủ chương ngọt hóa vùng Tứ giác Long xuyên, Tây sông Hậu, dẫn nước ngọt về những vùng nhiễm phèn, nhiễm mặn mở rộng diện tích lúa cao sản và luôn canh tác 2 - 3 vụ/năm thì nghề trồng nấm rơm cũng phát triển từ đó.

Trồng nấm rơm đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân như đầu tư vốn không nhiều, thời gian quay vòng ngắn, mỗi đợt trồng chỉ cần 15 - 20 ngày. Việc trồng nấm rơm còn kéo theo nhiều dịch vụ khác như thu mua, sơ chế nấm, nuôi trồng meo nấm, vì thế mà nghề trồng nấm rơm đã tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho nông dân ở nông thôn. Sản phẩm dư thừa sau khi thu hoạch là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho các loại cây trồng khác. Theo kinh nghiệm của những người trồng nấm thì dùng 10 tấn rơm mục đã trồng nấm để bón lót cho lúa thì đỡ được một đợt bón phân.

Anh Ba Dương ở xã Thuận Hưng (Thốt Nốt - Cần Thơ) là người đã hơn chục năm làm nghề trồng nấm. Theo anh để nấm rơm đạt năng suất cao thì cần phải chú ý một số điểm như:

Thời vụ: Nấm rơm có thể trồng quanh năm, nhưng để có năng suất cao và thuận lợi là ngay sau khi thu hoạch lúa Đông xuân (tháng 2 dương lịch) và từ đầu đến giữa mùa mưa. Lúc này lượng rơm nhiều và rẻ, thời tiết thích hợp, chất lượng nước sông cũng tốt. Trồng nấm vào những tháng nắng hạn và mưa nhiều đều không tốt cho nấm.

Sơ chế rơm: Rơm trồng nấm có yêu cầu là khô đều, màu rơm vàng. Tuyệt đối không sử dụng rơm mà trên ruộng lúa trước khi thu hoạch có sử dụng thuốc 2,4 D vì nấm sẽ không lên. Rơm được gom lại và chất thành đống, kích thước khoảng 5 x 3 x 3 m = 45 m3, ủ rơm đống to quá sẽ khó cho việc tưới và đảo rơm, ủ đống rơm nhỏ quá sẽ không tạo ra được nhiệt độ cho rơm chín. Rơm sau khi chất đống được tưới đều từ trên xuống, giữ ẩm cho rơm liên tục cho đến khi thò tay vào thấy nóng rát là được, sau khi ủ 4 - 5 ngày phải đảo cho rơm chín đều.

Cấy meo: Khi mua meo cần chú ý mua những bịch meo trắng đều từ trên xuống, không mua những bịch meo bị nhiễm nấm mốc có màu đen hay đốm vàng. Rơm mục đượïc chất thành luống như luống khoai, ngang 50 cm, cao 35 - 40 cm, dài tùy theo mặt bằng nhưng cần chất tập trung để thuận lợi cho việc tưới. Rải đều meo nấm ở hai bên sườn luống và phủ tiếp một lớp rơm nữacho kín hết meo. Sau khi cấy meo được 3 - 4 ngày, bào tử nấm nảy mầm thì phủ thêm một lớp rơm mỏng nữa (rơm tươi).

Tưới nước: Nấm cần được trồng ở những nơi cao ráo, gần sông để tưới nước và thoát thủy đều nhanh, tuyệt đối không để nước ngập lên mô nấm. Thời tiết khô thì cần tưới nước liên tục trong tuần đầu, mỗi ngày một lần để rơm luôn ẩm cho nấm phát triển. Nên tưới nước vào những buổi chiều mát vì tưới vào buổi sáng làm giảm nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nấm, tưới buổi trưa nắng nước bốc hơi nhanh cũng không tốt cho nấm.

Phun thuốc: Nấm rơm hay bị nhiễm nấm mốc và nấm dại, nấm mốc xanh, mốc cam , mốc thạch cao. Phải xử lý bằng thuốc tím , nặng phải dùng Bennomyl, Zineb, validacin. Ngòai ra còn các côn trùng phá nấm như ruồi, mạt gà, bọ nhảy, cuốn chiếu , kiến , gián , phải dùng thuốc Furadan để diệt. Khi nấm đã tạo hình thì phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng như Komix, Mimix, Atonic , Bioted…

Thu hoạch: sau khi trồng 12 - 13 ngày thì thăm dò xem kích thước của nấm đủ cỡ chưa thì thu hoạch. Khi thu hoạch cần dỡ rơm từ từ, không bới lung tung, nhặt những quả nấm đạt kích thước , nấm nhỏ để nguyên và phủ lại rơm rạ như cũ và tưới tiếp để thu hoạch đợt sau.

Theo tính toán của anh Ba Dương thì trồng nấm cho lợi nhuận hơn trồng lúa nhiều. Chi phí cho trồng hết rơm của một ha lúa là: mua rơm 200.000 đồng, meo 60 - 70.000 đồng, công lao động các khoản khoảng 700.000 đồng, tổng chi phí khỏang 900.000 - 1.000.000 đồng. Nấm thu hoạch từ lượng rơm đó từ 200 - 250 kg, giá bán 20.000 đồng/kg, tổng thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng từ 3 - 4 triệu đồng. Như vậy nếu sử dụng hết nguồn rơm rạ của hàng triệu ha lúa với 2 - 3 vụ/năm thì sẽ tạo thêm được một khoản thu nhập rất lớn cho nông dân và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn.


Related news

Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Bằng Khuôn Gỗ Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Bằng Khuôn Gỗ

Có cọc thông khí bằng tre hoặc bằng gỗ dài 02m. Bể nước, nước sạch, vôi, bình bơm, nhiệt kế, ẩm kế, nylon hoặc tấm bạt, nhà nuôi trồng, chất khử trùng, khuôn cấy giống bằng gỗ hình thang (đáy lớn dài 1,1m, đáy nhỏ 1m, rộng 0,4m, mặt trong khuôn phải nhẵn).

Wednesday. January 26th, 2011
Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm ( Volvariella Volvacea ) Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm ( Volvariella Volvacea )

Nấm rơm là loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao và dễ trồng đối với điều kiện khí hậu nước ta. Nguồn nguyên liệu trồng nấm rơm rất phong phú và đa dạng như: rơm, bông, lục bình, mạt cưa...Tuy nhiên, trồng bằng rơm là nguyên liệu dễ tìm nhất ở nước ta và giá cả lại rẻ

Thursday. January 27th, 2011
Trồng Nấm Rơm Cho Thu Nhập Cao Trồng Nấm Rơm Cho Thu Nhập Cao

Thực hiện chủ chương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững và mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân, sau nhiều năm độc canh cây lúa bà con nông dân ở P.Phước Thới đã chuyển từ cơ cấu 3 vụ lúa/năm sang trồng đậu nành hoặc mè trong vụ lúa xuân hè, bà con nông dân ở Thuận Hưng thì chuyển sang trồng dưa hấu, bắp lai, dưa leo trong vụ đông xuân. Một số bà con nông dân lên vuông để nuôi cá, tôm càng xanh trong mùa lũ, một số thì chuyển sang trồng nấm rơm. Nói chung các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh cây lúa.

Monday. December 19th, 2011
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Nấm Rơm Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Nấm Rơm

Nấm rơm có hơn 100 loài và chi, khác nhau về màu sắc từ màu xám trắng, xám, xám đen,... kích thước, đường kính tai nấm lớn hay nhỏ tùy thuộc từng loại, cấu tạo hình thái tai nấm gồm: Bao gốc: Bao gốc dài và cao lúc nhỏ bao lấy mũ nấm, khi mũ nấm trưởng thành gây nứt bao, bao gốc chỉ còn lại phần trùm dưới gốc chân cuống nấm. Bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt của bao tùy loài và ánh sáng, ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen.

Friday. February 10th, 2012
Cách Trồng Nấm Rơm Mới Cách Trồng Nấm Rơm Mới

Quy trình sản xuất nấm rơm có sử dụng phân Bioted nấm cho 20 hộ trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả rất cao. Lượng nấm đạt khoảng 1,2-1,5 tấn/5ha rơm thu từ ruộng lúa, cao hơn gấp đôi so với cách trồng nấm thông thường của bà con nông dân

Sunday. December 4th, 2011