Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Lúa, Nuôi Lợn Thời Biến Đổi Khí Hậu

Trồng Lúa, Nuôi Lợn Thời Biến Đổi Khí Hậu
Publish date: Tuesday. April 1st, 2014

Giao Thủy (Nam Định) là một trong những huyện thuần nông chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu (BĐKH). Ở huyện này, bà con nông dân đã sớm nhận thức được tác động của BĐKH và đã có những giải pháp ứng phó thiết thực.

Phấn khởi với “giống lúa chống BĐKH”

Tỉnh Nam Định có gần 81.000 ha đất trồng lúa. Do ảnh hưởng của BĐKH nên tình trạng hạn hán kéo dài kết hợp với triều cường đã làm cho nhiều diện tích đất canh tác của các huyện ven biển bị nhiễm mặn. Theo Sở NNPTNT tỉnh Nam Định, ở 3 huyện ven biển là Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng có khoảng 12 nghìn ha đất canh tác bị nhiễm mặn, trong đó có khoảng 5.000ha nhiễm mặn nặng.

Đất ruộng bị nhiễm mặn khiến cho nông dân gặp rất nhiều khó khăn, có những cánh đồng bị nhiễm mặn nặng nên không có khả năng canh tác.

Chúng tôi có mặt tại xã Giao Xuân (huyện Giao Thủy) - một trong những xã chịu tác động lớn của BĐKH. Trên cánh đồng lúa xanh mơn mởn của xã, bà con nông dân đang cùng nhau nhổ cỏ, vệ sinh đồng ruộng. Chị Đặng Thị Yên ở thôn Thị Tứ hồ hởi: “Những năm trước bà con làm ruộng trong vùng rất vất vả, nhiều đồng ruộng ở đây bị ảnh hưởng của BĐKH nên nhiễm mặn.

Việc trồng lúa trở nên khó khăn vì lúa không chịu được mặn nên năng suất thấp chỉ 50-60kg/sào, có ruộng cấy xong còn không thể thu hoạch được. Khoảng 2 năm gần đây, chúng tôi trồng giống lúa chịu mặn RVT nên năng suất cao hơn (120kg/sào). Bà con nơi đây rất vui mừng, gọi RVT là giống lúa chống BĐKH, vì phù hợp với chất đất, giúp cho thu hoạch đáng kể trên đất nhiễm mặn”.

Cũng giống xã Giao Xuân, từ khi chuyển sang trồng “giống lúa chống BĐKH” bà con xã Giao Tiến rất phấn khởi vì những sào lúa trồng trên ruộng mặn cho thu hoạch rất cao. Ông Trần Văn Tường – Chủ nhiệm HTX Hùng Tiến, xã Giao Tiến chia sẻ: “Với trà lúa RVT hiện nay năng suất có những ruộng đạt trên 200kg/sào. Bà con gần như không phải lo lắng khi đất ruộng bị nhiễm mặn”.

Nuôi lợn thân thiện môi trường

Để thích ứng với BĐKH, bà con nông dân ở huyện Giao Thủy không chỉ trồng lúa mà còn áp dụng chuyển đổi nhiều hình thức nuôi trồng khác cũng rất phù hợp với vùng ngập mặn như nuôi cá, nuôi cua, trồng nấm… Cũng có nhiều hộ dân trồng lúa vùng ngập mặn đã chuyển hướng sang nuôi lợn thân thiện môi trường và đây là một hướng đi được nhiều nông dân ưa thích.

Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 17 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại 94 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Oxfam là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, giảm thiểu rủi ro, ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa…

Hiện nay Oxfam đang phối hợp cùng tổ chức MCD thực hiện dự án “Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH của các Cộng đồng ven biển Việt Nam” do chính phủ Úc tài trợ 2,99 triệu đô la Úc.

Dự án được thực hiện từ tháng 8.2012 đến tháng 12.2014 ở 5 tỉnh: Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Tiền Giang và Trà Vinh.

Chúng tôi có mặt tại gia đình ông Trần Văn Mật, xóm 22, xã Giao Lạc, đây là một trong những gia đình đầu tiên áp dụng mô hình nuôi lợn thân thiện với môi trường bằng đệm lót sinh học. Dẫn chúng tôi vào khu nuôi, ông Mật ví von: “Đây là mô hình chăn nuôi đại đoàn kết xóm làng. Bởi vì từ khi nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, toàn bộ khu nuôi sạch tinh, không hề có mùi phân lợn.

Từ khi tôi nuôi theo mô hình này, hàng xóm cứ xuýt xoa bảo nhà ông Mật nuôi lợn mà sạch quá”. Theo ông Mật: “Trước đây mô hình cũ rất mất vệ sinh, hàng xóm láng giềng nhiều lúc cũng chỉ vì nuôi lợn mà có những xích mích không đáng có. Phân lợn của các hộ cứ tuồn ra ao, kênh mương khiến cho cả một vùng bốc mùi nồng nặc, môi trường ô nhiễm. Từ khi áp dụng đệm lót sinh học, khu chuồng trại sạch không mùi, lợn luôn hồng hào, sạch sẽ”.

Lý giải tính tiện lợi của mô hình nuôi này, ông Trịnh Viết Thiện, xóm 17, xã Giao Lạc cho biết: “Nguyên liệu để làm đệm lót sinh thái là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột ngô, bã sắn… đệm lót làm nền chuồng nuôi thay cho nền bê tông.

Các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển trong mùn cưa sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc gia cầm, do đó giảm đáng kể mùi hôi thối của phân, giảm bệnh tật tạo môi trường thông thoáng”.

Ông Thiện cho biết thêm, protein vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của đệm lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái cho lợn, giúp tiết kiệm 10% chi phí thức ăn và 80% nước do không phải tắm cho lợn, rửa chuồng mà chỉ cho lợn uống nước bằng vòi nước tự động.

Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí ldo giảm được công tắm rửa cho lợn, cọ nền và dọn chuồng. Chính vì tính hiệu quả và thân thiện môi trường nên nhiều hộ dân trong xã đã áp dụng mô hình nuôi này.

Hiện nay tỉnh Nam Định đã thành lập Ban chỉ đạo ứng phó với BĐKH tỉnh. Đến năm 2015, tỉnh này sẽ thực hiện 16 dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH với tổng kinh phí dự tính trên 550 tỷ đồng.

Để giúp nông dân nhận thức được tác động của BĐKH và đưa ra giải pháp ứng phó hiệu quả, hiện nay UBND huyện Giao Thủy đang phối hợp với Tổ chức Oxfam và Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) thực hiện Dự án “Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH của các cộng đồng ven biển Việt Nam” với tổng kinh phí gần 400.000 đô la Úc)nhằm hỗ trợ sinh kế cho trên 15.000 người dân nghèo tại 5 xã ven biển của huyện Giao Thủy, nơi chịu tác động của BĐKH.


Related news

Giá Ớt Cao “Kỷ Lục” Giá Ớt Cao “Kỷ Lục”

Chị Thắm, bạn hàng tại chợ Châu Đốc (An Giang) cho biết: “Mấy ngày nay, giá ớt tại chợ tới 60.000 đồng/kg. Cứ lâu lâu ớt lại lên giá một lần nhưng ít khi lên đến mức này. Tôi phải xuống tận rẫy nông dân mua mà vẫn không đủ bán”. Nhiều nông dân cho biết, chỉ với giá 25.000 đồng/kg người trồng ớt đã thu lãi khoảng 10 triệu đồng/công. Mỗi lần xuống giống, ớt cho thu hoạch 3 đợt, năng suất bình quân 800 kg/công.

Friday. November 15th, 2013
Phòng, chống dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Phòng, chống dịch bệnh trên cá tra giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên cá tra trong nước nói chung và ở Tiền Giang nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân.

Thursday. April 9th, 2015
Trung Quốc Trồng Thành Công 20.000ha Thanh Long: Thanh Long Việt Hết Độc Tôn Trung Quốc Trồng Thành Công 20.000ha Thanh Long: Thanh Long Việt Hết Độc Tôn

Là thị trường tiêu thụ chính của thanh long Việt Nam, nhưng với tốc độ đầu tư triển khai trồng đại trà với quy mô lớn, Trung Quốc có thể trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long VN.

Friday. November 15th, 2013
55 Nông Dân Được Tập Huấn Nuôi Tôm Theo Mô Hình VietGAP 55 Nông Dân Được Tập Huấn Nuôi Tôm Theo Mô Hình VietGAP

Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

Saturday. November 16th, 2013
Nuôi Tôm Càng Xanh Luân Canh Lãi 100 Triệu Đồng/năm Nuôi Tôm Càng Xanh Luân Canh Lãi 100 Triệu Đồng/năm

Hiện nay phong trào nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa đang phát triển rất mạnh ở Cần Thơ, tập trung ở các huyện như Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và quận Ô Môn. Ông Nguyễn Hữu Huynh, ở P. Thới Hòa, Q. Ô Môn cho biết, với 2 ha mặt nước ruộng chuyên nuôi tôm luân canh trên nền đất lúa, mỗi vụ cho thu hoạch bình quân 1,6 tấn, lợi nhuận 90 - 100 triệu đồng. Lợi nhuận nuôi tôm càng xanh gấp đôi trồng lúa. Ngoài ra, mô hình luân canh này bền vững, giúp giảm lượng phân bón sử dụng cho lúa, tăng năng suất lúa, đồng thời giảm được lượng mùn bã hữu cơ và góp phần ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi.

Saturday. November 16th, 2013