Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Keo Lai Theo Cách Hà Lan - Phần Lan Tiếp Cận Mới Với Cây Trồng Cũ

Trồng Keo Lai Theo Cách Hà Lan - Phần Lan Tiếp Cận Mới Với Cây Trồng Cũ
Publish date: Thursday. October 30th, 2014

Dự án Hỗ trợ các tổ chức nông hộ sản xuất lâm nghiệp miền Trung Việt Nam của tỉnh Quảng Ngãi do Bộ Ngoại giao Phần Lan và Hà Lan đồng tài trợ vừa được triển khai thực hiện. Mục tiêu nhằm giúp nông hộ nhận thức về nghề trồng rừng và phát triển kinh tế rừng theo hướng hiệu quả nhất.

Học trồng rừng kiểu mới

Mới đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức khởi động Dự án Hỗ trợ các tổ chức nông hộ sản xuất lâm nghiệp miền Trung Việt Nam của tỉnh Quảng Ngãi. Đó là tập huấn nâng cao nhận thức về lâm nghiệp cho hơn 230 xã viên 2 HTX Thọ Trung, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh) và Hành Dũng (Nghĩa Hành) về quy trình kỹ thuật trồng rừng, xây dựng kế hoạch kinh doanh rừng trồng bền vững; cấp chứng chỉ rừng quốc tế.

Mặc dù là những người trồng rừng (keo) thực thụ đã hàng chục năm nay, trong đó có nhiều nông dân sản xuất giỏi, nhưng khi nghe các chuyên gia trong lĩnh vực trồng rừng theo cách Hà Lan – Phần Lan hướng dẫn cách thức triển khai trồng keo từ ươm giống, chuẩn bị đất đến trồng, chăm sóc và thu hoạch, nông dân mới vỡ lẽ: Đúng là phải học mới trồng keo giỏi được!

Bà Phạm Thị Thúy, xã viên HTX Hành Dũng chia sẻ: “Cây keo dễ sống. Cứ nghĩ keo trồng sao chẳng được, miễn là nó sống. Thế nhưng, qua lớp tập huấn này, chúng tôi mới hiểu phải trồng đúng quy trình kỹ thuật, thời vụ từ sản xuất cây giống, trồng và thu hoạch thì mới đem lại hiệu quả cao, bảo vệ môi trường”.

Ban đầu khi nghe Ban Giám đốc HTX Hành Dũng “mời” xã viên đi học trồng keo, ai cũng buồn cười vì thực tế họ đã trồng loại cây này hàng chục năm nay với sản lượng nhất nhì trong tỉnh. Nhiều xã viên ra lớp chỉ vì tò mò mà thôi. Vậy mà khi nghe chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật mới trong canh tác keo, các học viên lớp tập huấn đều say sưa lắng nghe. Nhiều người còn ghi chép tỉ mỉ.

Thiết thực với người trồng keo

Dự án Hỗ trợ các tổ chức nông hộ sản xuất lâm nghiệp miền Trung Việt Nam của tỉnh Quảng Ngãi do Liên minh HTX tỉnh làm chủ dự án. Đây là dự án hỗ trợ các tổ chức hợp tác xã dựa vào thành viên trong việc cung cấp các dịch vụ cho các chủ hộ trồng rừng quy mô nhỏ dựa vào những kinh nghiệm đã đạt được.

Đồng thời xúc tiến các mô hình cấp chứng chỉ rừng PEFC để tăng các giá trị sản phẩm gỗ, nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp, phát triển kinh doanh rừng bền vững; phát triển mối liên kết thể chế và quan hệ hợp tác, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Đơn vị thụ thưởng là HTX Thọ Trung, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh) và HTX Hành Dũng (Nghĩa Hành).

Dự án gồm 4 hợp phần: Phát triển tổ chức và xây dựng năng lực; phát triển thể chế; nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp; phát triển kinh doanh rừng. Tổng kinh phí hơn tỷ đồng, được triển khai thực hiện trong năm 2014 và 2015.   

Hiện tại, xã Hành Dũng có 1.500ha rừng trồng, thu nhập bình quân từ rừng hằng năm sau khi trừ chi phí khoảng 8 triệu đồng/ha. HTX Nông nghiệp Thọ Trung diện tích keo cũng tương đương với HTX Hành Dũng, nhưng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích thấp hơn, chỉ khoảng 7 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, sản lượng, giá bán đối với mặt hàng này thường không ổn định, do phải phụ thuộc nhiều yếu tố.

Đặc biệt, đây là mặt hàng xuất khẩu đòi hỏi phải có xuất xứ hàng hóa mới bán được giá cao. Trong khi đó nông dân thì chỉ biết trồng, thu hoạch, chứ thực sự chẳng biết “đăng ký xuất xứ hàng hóa” do mình làm ra như thế nào. Vì thế, giá bán thường thấp nhiều lần so với sản phẩm gỗ keo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ông Trương Quang Sinh – Giám đốc HTX nông nghiệp Hành Dũng cho biết: “Dự án này rất thiết thực với xã viên và những người trồng keo ở Hành Dũng. Ngoài giúp nông dân chuẩn hóa quy trình kỹ thuật, nâng cao sản lượng, chất lượng gỗ keo, dự án còn hỗ trợ nông dân tiếp cận đăng ký chứng chỉ rừng. Đó là cách gián tiếp giúp địa phương cải thiện thu nhập của người dân, góp phần hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới”.

Hành Dũng, Tịnh Thọ là hai địa phương được mệnh danh là “vựa gỗ keo” của huyện Nghĩa Hành và Sơn Tịnh. Thế mạnh này cộng với sự hỗ trợ của dự án, chắc chắn người trồng keo ở đây sẽ có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.

Đối với chủ dự án, ông Phạm Hoài Nam - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: “Ngoài việc giúp nâng cao kiến thức trồng rừng, dự án này còn giúp nông dân Quảng Ngãi tiếp cận với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là chuẩn hóa quy trình sản xuất hàng hóa đối với gỗ keo xuất khẩu, để nông dân không bị thua thiệt trên thị trường thế giới”.


Related news

Kỹ Thuật Ương Cá Bột Thành Cá Giống Kỹ Thuật Ương Cá Bột Thành Cá Giống

Để việc ương cá giống đạt kết quả cao, người nuôi cần lưu ý thực hiện tốt những điều sau:

Monday. April 22nd, 2013
Ngư Dân Tuy An Trúng Cá Giò Và Cá Nục Ở Phú Yên Ngư Dân Tuy An Trúng Cá Giò Và Cá Nục Ở Phú Yên

Theo nhiều ngư dân huyện Tuy An (Phú Yên), trong hơn tuần qua với nghề đi mành, bình quân mỗi tàu có công suất từ 20CV đến 45CV khai thác được 120 đến 150 giỏ cá giò, cá nục trong một đêm; nhiều tàu gặp luồng cá lớn, ngư dân trúng đậm từ 300 đến 340 giỏ cá.

Tuesday. April 23rd, 2013
Ông Nguyễn Hoài Nam Vươn Lên Từ Mô Hình Ông Nguyễn Hoài Nam Vươn Lên Từ Mô Hình "Trồng Xen Canh, Lấy Ngắn Nuôi Dài" Ở Tiền Giang

Hiện nay, xu hướng trồng xen canh, lấy ngắn nuôi dài đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Điển hình là ông Nguyễn Hoàng Nam, ấp An Bình, Xã An Cư, huyện Cái Bè (Tiền Giang) thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đưa kinh tế gia đình ngày càng đi vào ổn định.

Tuesday. April 23rd, 2013
Hợp Tác Xã Thủy Sản Rạng Đông Khai Thác Nghêu Thịt Đạt 14 Tỷ Đồng Ở Bến Tre Hợp Tác Xã Thủy Sản Rạng Đông Khai Thác Nghêu Thịt Đạt 14 Tỷ Đồng Ở Bến Tre

Ông Nguyễn An Ri - Chủ nhiệm hợp tác xã thủy sản Rạng Đông (HTX), xã Thới Thuận (Bình Đại - Bến Tre) cho biết, hàng năm, vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 là cao điểm của nắng, nóng nên nghêu rất dễ bị chết.

Wednesday. April 24th, 2013
Vực Dậy Nghề Nuôi Cá Tra Cần Mô Hình Liên Kết Mới Vực Dậy Nghề Nuôi Cá Tra Cần Mô Hình Liên Kết Mới

Nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra là một trong những thế mạnh kinh tế của vùng ĐBSCL; song nghề cá đang lâm vào ngõ cụt khi khó khăn chồng chất, đặc biệt giá cá tra nguyên liệu khoảng 2 năm nay ở mức thấp khiến người nuôi lỗ nặng buộc phải bỏ nghề hàng loạt. Vực dậy nghề nuôi cá tra đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Wednesday. April 24th, 2013