Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Trồng Hoa Trên Ruộng Lúa Để Giảm Thiểu Dịch Hại

Trồng Hoa Trên Ruộng Lúa Để Giảm Thiểu Dịch Hại
Publish date: Saturday. April 26th, 2014

Dù là nông dân, nhà khoa học, hay bất cứ ai khi đặt chân đến tham quan ruộng lúa ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành (An Giang) cũng bị thu hút bởi vẻ đẹp thiên nhiên từ những đóa hoa khoe sắc dọc theo bờ ruộng. Ở đây, bà con nông dân đang áp dụng công nghệ sinh thái để quản lý dịch hại theo hướng bền vững, không thua gì các nước tiên tiến trên thế giới.

Đây là vụ thứ 2 nông dân ấp Vĩnh Phước thực hiện mô hình trồng hoa trên ruộng, với mục đích chính là tạo và duy trì sự đa dạng về cây trồng, thu hút những sinh vật có ích cho đồng ruộng, đồng thời hình thành 1 hệ sinh thái cân bằng ở mức cao. Mô hình này còn giúp giảm thiểu rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá và các loại côn trùng gây hại khác trên lúa.

Ông Bùi Văn Hiền- nông dân áp dụng mô hình, cho biết: “Trồng hoa trên ruộng có rất nhiều lợi ích cho nhà nông. Tôi có 4 ha trồng lúa, vụ hè thu năm rồi xuất hiện nhiều dịch hại buộc phải phun xịt thuốc nhiều lần. Tuy nhiên, năm nay có trồng hoa thì khác hẳn, nhất là hoa mè thu hút nhiều ong ký sinh, nên chúng tôi chẳng sử dụng thuốc trừ rầy. Năm tới, nếu Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh không trồng hoa ở đây thì bà con sẽ tự trồng”.

Nhiều nông dân ở ấp Vĩnh Phước khi thấy cán bộ nông nghiệp xuống ấp trồng hoa, ai cũng nghĩ là trồng cho đẹp, chứ không quan tâm lắm đến hiệu quả của nó. Nhưng khi hiệu quả được kiểm chứng, thì rất nhiều nông dân hưởng ứng. Với cách nghĩ: Thay vì mình để bờ mẫu mọc đầy cỏ thì hãy trồng hoa rất đẹp, mà còn giúp dẫn dụ thiên địch hỗ trợ lúa không bị sâu hại tấn công!

Thạc sĩ Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh An Giang, cho biết: “Mô hình trồng cây có hoa để thu hút thiên địch phòng trừ rầy nâu hại lúa là đề tài khoa học đang được hai cán bộ kỹ thuật của chi cục triển khai thí nghiệm trên đồng ruộng ấp Vĩnh Phước, với tổng diện tích 30 ha. Hoa được trồng chủ yếu gồm 5 loại: Trâm ổi, sao nhái, cúc mặt trời, mè và hướng dương. Đây đều là những loài hoa dễ trồng, ít tốn công chăm sóc và cho nhiều bông.

Qua theo dõi 2 vụ đông xuân và hè thu năm 2010 cho thấy, mô hình này mang lại hiệu quả rất lớn. Trồng hoa để dẫn dụ thiên địch thì tất cả những loại thiên địch này đều ăn mồi và bắt mồi như: Rầy nâu, sâu cuốn lá và kể cả con nhện gié. Từ giai đoạn gieo lúa, đến lúa làm đòng, rồi lúa trỗ trên ruộng đã xuất hiện rất nhiều thiên địch so với ruộng đối chứng.

Đặc biệt, những con nhện bắt mồi là những thiên địch rất hữu ích cho nông dân vì chúng bắt sâu cuốn lá, rầy và tất cả các loài sâu hại khác; hay con bọ rùa giúp tấn công các loài sâu hại ngoài đồng; dưới mặt đất có bọ xít màu xanh”... Theo ông An, hầu hết các loại thiên địch này đều có lợi cho nông dân khi chúng phát tán ra đồng ruộng.

Ngoài ra, khi hoa đang phát triển, mật độ rầy cũng giảm, sâu cuốn lá cũng rất hạn chế nên bà con không phải sử dụng thuốc BVTV. Đây là một vấn đề quan trọng trong sử dụng công nghệ sinh thái và điều đáng quan tâm là phương pháp này rất đơn giản, hữu hiệu, bà con nông dân ai cũng có thể làm được. Tới đây, Chi cục BVTV tỉnh An Giang sẽ phối hợp cùng các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các điểm trồng hoa trên ruộng để cho bà con thấy và làm theo.

Theo các nhà khoa học, hoa gồm có 2 phần: Mật hoa và phấn hoa. Có rất nhiều loài côn trùng thích ăn mật hoa và phấn hoa vì có nhiều chất đường, protêin... Đặc biệt, đối với cây có hoa màu trắng và hoa vàng có nhiều phấn sẽ càng thu hút nhiều thiên địch, chúng đến hút mật, đẻ trứng và tấn công các loài sâu hại. Con rầy cùng với các loài sâu hại sẽ bị khống chế bởi những thiên địch này và chúng ta sẽ phải khỏi sử dụng thuốc trừ sâu.


Related news

Các Giải Pháp Trồng Lúa Trên Đất Mặn Các Giải Pháp Trồng Lúa Trên Đất Mặn

1. Các biện pháp đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn đã được áp dụng trên thế giới và có thể áp dụng ở nước ta: Biện pháp đầu tiên có thể đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn là thay đổi môi trường để thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Biện pháp này bao gồm các công việc kỹ thuật chủ yếu trong quá trình cải tạo đất giảm độ mặn, do đó đòi hỏi nhiều tài nguyên đầu vào, chi phí cao nên rất khó đáp ứng đối với nông dân bình thường.

Monday. October 28th, 2013
Kỹ Thuật Làm Mạ Trên Cạn Kỹ Thuật Làm Mạ Trên Cạn

Vào thời điểm mạ được 3 - 4 lá thật cần bón phân DAP để bổ sung dinh dưỡng với liều lượng từ 10-15kg/1.000m2. Theo khuyến cáo thì vùng tôm - lúa tốt nhất nên cấy khi tuổi mạ già (mạ có thời gian sinh trưởng khoảng từ 40 - 50 ngày) để tăng khả năng chống chịu của cây mạ trong điều kiện khó khăn, bất lợi. Chọn mạ tốt, cứng cây, to khỏe, có từ 8 - 10 lá màu xanh hơi ngả vàng đem cấy vào ruộng.

Monday. October 28th, 2013
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bón Phân Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bón Phân

Ở giai đoạn để nhánh (22-25 NSS) và làm đòng (42-45 NSS), sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón. Loại phân sử dụng và lượng phân bón từng loại cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa được khuyến cáo như trong bảng ở phần cuối của Quy trình.

Monday. October 28th, 2013
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Chống Chuột Hại Lúa Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Chống Chuột Hại Lúa

Bẫy hom là một cái lồng hình hộp chữ nhật có khung bằng sắt, một đầu gắn hom (giống như hom của lờ bắt cá) xung quanh bằng lưới sắt mắt cáo. Chiều dài bẫy hom là 60cm, chiều rộng và chiều cao từ 25-30cm, miệng hom hướng ra phía ngoài. Bên ngoài chân hàng đào một rãnh nhỏ chứa nước để khi chuột muốn leo qua hàng rào vào bên trong phải bơi qua rãnh nước, lông bị ướt, sẽ trơn trợt không leo vào được.

Monday. October 28th, 2013
Xác Định Lượng Phân Bón Cho Lúa Xuân Để Đạt Hiệu Quả Xác Định Lượng Phân Bón Cho Lúa Xuân Để Đạt Hiệu Quả

Thực tế cho thấy, việc xác định lượng phân bón cung cấp cho cây trồng đảm bảo đủ và cân đối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhu cầu của cây trồng, đặc điểm đất đai, điều kiện thời tiết… Vì vậy, nông dân cần tìm hiểu, đánh giá một cách kĩ lưỡng và chính xác những yếu tố này khi bón phân cho cây trồng.

Thursday. July 18th, 2013