Trồng Đậu Cô Ve Vụ Xuân
(Báo Nông thôn ngày nay)
Kỹ thuật trồng
Chọn đất: Chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha, vụ trước không trồng cây họ đậu (lạc, đậu các loại), có độ pH 5,5 - 6,5, chủ động nước. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 25cm, rãnh rộng 30cm.
Mật độ: Trồng hàng cách hàng trên luống 50-60cm, hạt trên hàng cách nhau 12-15cm. Lượng hạt giống cần cho 1 sào Bắc bộ là 2kg. Gieo xong phủ một lớp đất mỏng 1cm lên trên, sau khi gieo xong không được tưới ngay. Nếu đất khô phải để 2-3 ngày sau mới tưới nhẹ.
Bón phân và gieo hạt: lượng phân tính bón cho 1 sào thâm canh, phân chuồng hoai mục 5-6 tạ, phân lân 15 - 20kg, đạm 3-4kg, kali 5-6kg; nếu đất chua (độ pH
Chăm sóc: Nếu bón lót đầy đủ thi khi đậu ra hoa cần bón thúc. Khi sắp cho thu hoặc 5-6 ngày tưới thúc /lần bằng nước phân chuồng ngâm ngấu pha loãng với đạm và kali, tưới liên tục cho đến khi đậu tàn lụi.
Vun gốc: lần 1, cần xới nông và vun nhẹ vao gốc sớm khi đậu được 2-3 lá thật để hạn chế bệnh lở cổ rễ gây hại. Lần 2, vun khi đậu sắp ra vòi quấn thìrạch hai bên hàng đậu cách gốc 12-15 cm, bón phân thúc khô vào rạch, lấp đất kín rồi tưới ẩm để cây sử dụng dần. Cây có vòi thì tiến hánh cắm dèo (dóc), khoảng 2 cây đậu cắm một cây dóc(cây dóc có đường kính 1-2 cm; dài 2,2-2,5cm), cắm theo hình dấu nhân (X), phần "nóc" được nối liên kết với nhau bằng cây dóc dài theo chiều dài của luống.
Thường xuyên bắt ngọn đậu vào cây dóc. Đậu leo được 2/3 dóc thì tỉa bớt lá gốc đã già, có thể tỉa 2 lá chết 2 bên hoặc tỉa lá giữa, tỉa cả những lá bị sâu, bệnh cho thoáng gốc.
Tưới nước: Giữ ẩm thường xuyên cho đất, nhất là lúc ra hoa, ra quả, vì nó quyết định năng suất cao hay thấp. Đậu trạch ra rất sai hoa, sai quả do đó yêu cầu độ ẩm đất phải đều trong cả quá trình sinh trưởng; độ ẩm có lợi nhất là 55-65% độ ẩm đất. Khi cây có hoa rộ là lúc có diện tích lá lớn nhất nên có thể tháo nước vào rãnh luống, rồi té lên bề mặt luống, sau đó lại rút nước đi ngay cho khô rãnh.
Phòng trừ sâu bệnh:
Sâu xám: Cắn cây con từ khi mới mọc đến khi mới mọc đến khi có 2-3 lá thật làm giảm năng suất đậu. Phòng trừ, dùng thuốc Vibasu 5H hoặc Vibam 10H, lượng 1 kg/sào trộn đều với đất ở rạch trước khi gieo hạt.
Giòi đục thân: Hại nặng giai đoạn cây 1-2 lá thật, đặc biệt với đậu gieo muộn (gieo trong tháng 3). Phòng trừ: Dùng thuốc Regent 800WG hoặc Padan 95SPphun phòng 1-2 lần cách nhau 7-10 ngày giai đoạn cây con 1-2 lá thật.
Sâu vẽ bùa: Ăn thịt và diệp lục lá tạo thành đường ngoằn ngèo màu trắng trên phiến lá, sâu vẽ bùa hại nặng đậu trồng trong tháng 3. Dùng thuốc Sokupi
0,36 AS hoặc DenfilWP; Dipel 3,2 WP phun hai lần cách nhau 7-10 ngày, sau đó định kì 10-15 ngày/lần.
Thu hoạch:
Vụ xuân sau khi trồng 45-60 ngày là được thu hoạch, thu hoạch khi quả vừa đẫy, nổi rõ các u hạt và vỏ quả chuyển từ màu xanh đen sang xanh nhạt. Ngày hái 1 lần vào buổi sáng, tiêu thụ nhanh trong ngày.
Related news
Đậu cô ve vàng là loại đậu tính ôn, có tác dụng nhuận tràng, bồi bổ nguyên khí. Đậu cô ve vàng không chỉ có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như là protein, canxi, sắt, mà còn có nhiều kali, magie, ít natri. Do đó rất thích hợp với những người cần phải ăn uống ít natri như bị tim, thận, cao huyết áp. Khi ăn cần chú ý nấu chín, nếu không dễ bị ngộ độc.
Thời vụ: Vụ sớm gieo hạt vào cuối tháng Giêng đến giữa tháng 2, muộn hơn gieo vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 3. Theo chúng tôi gieo đậu ở vụ muộn nên chọn giống đậu côve lùn.
Đậu cô ve kháng bệnh tốt, dạng leo, hạt trắng, da xanh trung bình, thịt dầy, ít xơ, hạt nhỏ, trái dài 16-18cm, đường kính 0,6-0,7cm.
Đậu cô ve leo thuộc nhóm cây chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển và tạo quả 18o – 22oC. Tuy nhiên, ở nhiệt độ thấp hơn (8o – 10oC) cây vẫn chưa bị tổn thương như đậu tương hoặc đậu vàng. Đậu cô ve leo (đậu trạch, đậu bở, đậu trạch lai) là cây ưa ánh sáng, do vậy rất cần giàn để leo. Cây có bộ rễ lớn ăn sâu nên khả năng chịu hạn khá.
1 - Thời vụ, giống - Vụ đông xuân: Gieo trồng từ 15/10-15/11. - Vụ xuân hè: Gieo trồng từ 20/1-15/2.