Trồng cây tía tô không chỉ để muỗi cút xéo khỏi nhà mà còn là cây thuốc cực quý
Đang dịch sốt xuất huyết hoành hành, ngoài việc dùng các biện pháp phòng muỗi hiệu quả như phun thuốc, diệt loăng quăng bọ gậy... thì việc áp dụng kỹ thuật trồng cây tía tô tại nhà cũng là một biện pháp hữu hiệu để muỗi phải tránh xa.
Kỹ thuật trồng cây tía tô đuổi muỗi hiệu quả và chữa được nhiều bệnh thông thường. Ảnh minh họa
Tía tô là cây thân thảo, mọc hằng năm, đứng thẳng, thân vuông, có rãnh dọc và có lông. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến là hình trứng, đầu nhọn. Hoa trắng hay tím.
Tía tô có vị cay, tính ấm, lá tía tô có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, ho, làm ra mồ hôi và kích thích tiêu hóa; cành tía tô có tác dụng an thai; quả tía tô chữa ho, trừ đờm và hen xuyễn. Ngoai ra, cây tía tô dùng làm gia vị chế biến thành các món ăn như nấu với ốc, cá hoặc dùng lá tía tô tươi 50 gam giã lấy được cốt uống, giúp tiêu hóa tốt, giảm đau chướng bụng, chữa ngộ độc cua cá. Đặc biệt, với kỹ thuật trồng cây tía tô đơn giản, mọi người có thể dễ dàng tự trồng tại nhà cung cấp cho gia đình một loại cây gia vị cũng như cây thuốc quý cực tốt.
Đất trồng cây tía tô
Trồng cây tía tô nên chọn chân đất cao, tơi xốp, thoát nước tốt. Đất được cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ và lên liếp. Nếu trồng tại nhà lại càng đơn giản, chỉ cần đảm bảo giàu dinh dưỡng, đủ ẩm...
Kỹ thuật trồng cây tía tô
Kỹ thuật trồng cây tía tô theo 2 cách là gieo hạt và giâm cành. Trồng bằng hạt sẽ thu hoạch được nhiều hơn so với giâm cành. Với phương pháp gieo hạt vào chậu hãy san phẳng đất, phủ một lớp đất mỏng khoảng 1cm. Sau đó phủ xơ dừa lên. Khi hạt nẩy mầm phải giở xơ dừa ra để cây mọc cứng. Khi cây có 5 – 6 lá thật ta tiến hành tỉa cây.
Đối với phương pháp giâm cành nếu trồng số lượng ít thì sau khi trồng chúng ta tưới đủ ẩm và đưa vào nơi thoáng mát. Chỉ khoảng 40 ngày cây ra chồi nhiều sẽ đem trồng vào chậu. Hoặc cũng có thể trồng trực tiếp xuống đất.
Cách dùng lá tía tô để muỗi tránh xa
Là một loại thảo mộc trong họ bạc hà có nhiều công dụng trong ngành công nghiệp chế biến hương liệu trong các loại trà thảo dược. Cách thực hiện là nghiền một nắm lá và cọ xát trên da tiếp xúc của bạn.
Cách chăm sóc cây tía tô
Cách chăm sóc cây tía tô khá đơn giản. Thời gian mới trồng chỉ cần thường xuyên vun gốc, làm sạch cỏ dại để cây phát triển nhanh. Nếu trồng vào mùa mưa nên cần tránh cây bị ngập úng.
Để giúp cây phát triển nhanh có thể sử dụng phân chuồng và super lân để bón lót cho cây. Ngoài ra, sau khi trồng cây tía tô được 10 ngày, hoà phân urê với nước kết hợp bánh dầu và phân chuồng để bón thúc cho cây, cứ 10 ngày tưới một lần.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây tía tô
Trồng cây tía tô rất hay mắc bệnh chết cây và bệnh gỉ sắt. Trường hợp này thường gặp ở giai đoạn cây con có 4 – 5 lá. Ngoài ra cây cũng có khi bị nấm. Phòng trừ bằng cách xử lý đất bằng vôi trước khi trồng hoặc sử dụng các loại thuốc như Sherpe, Polytrin, Cyper,… để phun phòng trị.
Thu hoạch cây tía tô
Sau khi trồng 40 ngày là có thể thu hoạch. Thu hoạch đợt đầu bằng cách cắt chừa gốc 10 cm. Nếu để cây tiếp tục phát triển tiếp tục chăm sóc cho cây tái sinh 15 - 20 ngày. Sau mỗi đợt thu tiến hành làm cỏ, vun gốc kết hợp với tưới nước phân cây sẽ xanh tốt lại và tiếp tục cho thu hoạch.
Related news
Rau tía tô là loại cây gia vị không thể thiếu trong gia đình. Tía tô còn được xem là cây thuốc quý của mỗi người dân Việt Nam chúng ta. Với kỹ thuật trồng cây đơn giản, các bà nội trợ có thể tự trồng rau sạch tại nhà để cái thiện bữa ăn gia đình mà không mất quá nhiều thời gian.
Tía tô là loại cây gia vị không thể thiếu trong gia đình, tía tô còn được xem là cây thuốc quý. Với kỹ thuật trồng cây đơn giản, các bà nội trợ có thể tự trồng tại nhà để cái thiện bữa ăn gia đình.
Tía tô là loại rau quen thuộc của mỗi gia đình người Việt. Tía tô không những có thể chế biến với nhiều món khác nhau mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh và làm đẹp.