Triển vọng mở rộng quy mô áp dụng canh tác lúa SRI
Canh tác lúa SRI là phương pháp góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính và phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Canh tác lúa SRI là phương pháp được nhiều nông dân quan tâm. Ảnh: Tùng Đinh.
TW Hội Nông dân Việt Nam vừa tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam".
Ông Mai Bắc Mỹ, Trưởng ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế - TW Hội Nông dân VN, Giám đốc dự án cho biết, mục tiêu của dự án là nâng cao kỹ thuật canh tác lúa cải thiện SRI cho nông dân trồng lúa và các tổ chức của nông dân trồng lúa.
Từ đó, nâng cao nhận thức của nông dân, người tiêu dùng, các bên liên quan từ lợi ích của phương pháp canh tác lúa SRI và nâng cao giá trị sản phẩm gạo trồng theo phương pháp này.
Dự án này dự kiến kéo dài trong 40 tháng, trong đó giai đoạn 1 được diễn ra từ 3/2020 - 6/2021 và giai đoạn 2 và 3 là 7/2021 - 6/2023. Trong đó, giai đoạn 1 được thực hiện tại 8 địa phương khu vực miền Bắc bao gồm Lai Châu, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hòa Bình, Thái Bình và Ninh Bình. Các giai đoạn 2 và 3 sẽ thực hiện ở các tỉn miền Trung và miền Nam.
Để vận động người dân áp dụng phương pháp canh tác lúa SRI, dự án sẽ tổ chức nhiều hoạt động, trong đó nổi bật là nghiên cứu và tổ chức tập huấn cho nông dân.
Ngoài ra còn tổ chức tham quan nghiên cứu, tư vấn hỗ trợ cho nông dân trồng lúa, tiếp theo là nâng cao nhận thức và quảng bá cho SRI, xây dựng các công cụ và hoạt động hỗ trợ. Cuối cùng là xây dựng và quảng bá thương hiệu cho lúa gại SRI và tiếp cận thị trường.
Để dự án có thể hoạt động hiệu quả hơn, các đơn vị liên quan đã thực hiện một khảo sát về SRI và các kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường trên 7 địa phương trồng lúa là Hòa Bình, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định và Tiền Giang.
Đối tượng của khảo sát này bao gồm 3 nhóm là nông dân, cán bộ nông nghiệp và người tiêu dùng, thực hiện từ tháng 7 - 10/2020 bằng phương pháp phỏng vấn có câu hỏi và các phương án trả lời để lựa chọn.
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, cố vấn của dự án, kết quả khảo sát cho thấy, các vấn đề được nông dân quan tâm theo thứ tự là sức khỏe, môi trường và tài chính. Trong canh tác lúa, các vấn đề kỹ thuật được nông dân quan tâm nhất theo thứ tự là giống, cách cấy, bón phân, làm cỏ, quản lý dịch hại và thu hoạch.
Đa số các nông dân cho rằng, khó thực hiện nhất khi canh tác theo phương pháp canh tác lúa SRI là cấy 1 dảnh, cấy mạ non, sau đó là làm cỏ bằng máy, điều tiết nước ướt khô xen kẽ...
Mặc dù vậy, khảo sát cũng cho thấy triển vọng lớn về việc áp dụng rộng rãi phương pháp canh tác lúa SRI. Cụ thể, hơn 80% nông dân tham gia khải sát có ý định áp dụng các biện pháp canh tác thân thiện với môi trường. Có tới 92,4% nông dân thấy cần thiết áp dụng phương pháp SRI vào canh tác lúa.
Ngoài ra, trên 85% cán bộ khuyến nông khẳng định hầu hết nông dân quan tâm đến SRI và trên 83% nông dân rất muốn được học tập, đào tạo về SRI. Thậm chí, có đến 75% nông dân tham gia khảo sát khẳng định tự tin có khả năng áp dụng SRI vào canh tác lúa.
Related news
Bệnh từ đất có nguyên nhân quan trọng là vi sinh vật gây hại phát triển mạnh do đất thoái hóa. Đưa hữu cơ vào đất là giải pháp hàng đầu để phòng trị bệnh.
Ở Tây Nguyên, Thừa Thiên – Huế và nhiều tỉnh, thành khác, đang có một sai lầm lớn trong canh tác cây ăn trái, cây tiêu… là đào hố sâu rồi trồng cây xuống.
Cùng với giá thấp, bệnh chết nhanh chết chậm là nỗi kinh hoàng đối với người trồng tiêu. Vậy nhưng, nhiều hộ dân và HTX trồng tiêu vẫn sống khỏe, vì sao?